Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành
- A. Cơ năng
- B. Nhiệt năng
- C. Năng lượng hạt nhân
- D. A hoặc B
Câu 2: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
- A. làm cho vật nóng lên
- B. truyền được âm
- C. phản chiếu được ánh sáng
- D. làm cho vật chuyển động
Câu 3: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?
- A. Cơ năng
- B. Điện năng
- C. Hóa năng
- D. Quang năng
Câu 4: Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có biến đổi giữa
- A. điện năng và thế năng
- B. thế năng và động năng
- C. quang năng và động năng
- D. hóa năng và điện năng
Câu 5: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành
- A. Điện năng
- B. Hóa năng
- C. Quang năng
- D. Cơ năng
Câu 6: Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa nếu pin nhận được
- A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
- B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
- C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
- D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.
Câu 7: Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
- A. Không gây ô nhiễm môi trường.
- B. Không tốn nhiên liệu.
- C. Thiết bị gọn nhẹ.
- D. Có công suất rất lớn.
Câu 8: Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
- A. nhà máy phát điện gió
- B. pin mặt trời
- C. nhà máy thủy điện
- D. nhà máy nhiệt điện
Câu 9: Nhà máy nhiệt điện kiểu nào không ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ?
- A. Nhiệt điện
- B. Thủy điện
- C. Quang điện
- D. Điện gió
Câu 10: Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát điện gió cung cấp?
- A. Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió.
- B. Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng xoay chiều.
- C. Pin Mặt Trời do dòng điện liên tục, còn mát phát điện gió cho dòng điện đứt quãng.
- D. Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng xoay chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng một chiều biến đổi.
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
- A. Núm đinamo quay, đèn bật sáng.
- B. Tốc độ của vật tăng, giảm.
- C. Vật đổi màu khi bị cọ xát.
- D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
Câu 12: Trời rét, mặc áo bông sẽ giúp cơ thể giữ ấm. Sở dĩ như vậy là vì
- A. Áo bông có nhiệt năng làm cơ thể ấm thêm
- B. Áo bông ngăn cản nhiệt năng thoát ra môi trường ngoài.
- C. Áo bông lấy năng lượng từ môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể.
- D. Áo bông tạo các phản ứng hóa học giúp cơ thể ấm thêm.
Câu 13: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
- A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.
- B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
- C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.
- D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng của xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Câu 14: Ánh sáng mặt trời cung cấp một công suất 0,8 kW cho mỗi mét vuông đất. Hiệu suất của pin mặt trời là 10%. Diện tích các mái nhà trong trường học là 2000m2, giả sử các mái nhà này đều là các tấm pin mặt trời thì sẽ cung cấp một công suất điện bao nhiêu cho trường học.
- A. 200kW
- B. 180kW
- C. 160kW
- D. 140kW
Câu 15: Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?
- A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.
- B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.
- C. Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.
- D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.
Câu 16: Hiện tượng nào sau đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
- A. Núm đinamo quay, đèn bật sáng.
- B. Tốc độ của vật tăng, giảm.
- C. Vật đổi màu khi bị cọ xát.
- D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
Câu 17: Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B). Biết rằng 10% cơ năng ban đầu của vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B. Tỉ lệ phần trăm giữa thế năng của vật tại B và thế năng của vật tại A là bao nhiêu?
- A. 100%
- B. 20%
- C. 10%
- D. 90%
Câu 18: Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện?
- A. năng lượng của gió thổi
- B. năng lượng của dòng nước chảy
- C. năng lượng của sóng thần
- D. năng lượng của than đá
Câu 19: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng
- A. làm tăng thể tích vật khác
- B. làm nóng một vật khác
- C. sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động
- D. nổi được trên mặt nước
Câu 20: Máy phát điện gió và pin mặt trời là thiết bị
- A. Cả 3 phương án còn lại đều đúng.
- B. Có công suất nhỏ.
- C. Có kích thước gọn nhẹ.
- D. Có thể cung cấp điện cho những vùng núi, hải đảo.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P6)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P1)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 28: Động cơ điện một chiều
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 23: Từ phổ Đường sức từ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 61: Sản xuất điện năng Nhiệt điện và thủy điện
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
- Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 43 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép Nam châm điện