Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là:
- A. 4V
- B. 2V
- C. 8V
- D. 4000 V
Câu 2: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
- A. Điện trở
- B. Chiều dài
- C. Cường độ
- D. Hiệu điện thế
Câu 3: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
- A. I = I1 = I2
- B. I = I1 + I2
- C. I ≠ I1 = I2
- D. I1 ≠ I2
Câu 4: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là:
- A. R = 9 Ω , I = 0,6A
- B. R = 9 Ω , I = 1A
- C. R = 2 Ω , I = 1A
- D. R = 2 Ω , I = 3A
Câu 5: Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?
- A. 45V
- B. 60V
- C. 93V
- D. 150V
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
- A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
- B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
- C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
- D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.
Câu 7: Cho hai điện trở R1 và R2, biết R2 = 3R1 và R1 = 15 Ω . Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là:
- A. 2A
- B. 2,5A
- C. 4A
- D. 0,4A
Câu 8: Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA. Mỗi đoạn dài 1m của dây dẫn này có điện trở là bao nhiêu?
- A. 3 Ω
- B. 4 Ω
- C. 2 Ω
- D. 1 Ω
Câu 9: Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là I1, S1, R1 và I2, S2, R2. Biết và S1 = 2S2. Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này là đúng?
- A. Chiều dài lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 4.2 = 8 lần. Vậy R1 = 8.R2.
- B. Chiều dài lớn gấp 4 lần thì điện trở nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở lớn gấp 2 lần. Vậy R1= $\frac{1}{2}$R2 .
- C. Chiều dài lớn gấp 4 lần thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 2 lần. Vậy R1 = 2.R2.
- D. Chiều dài lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần thì điện trở nhỏ hơn 4.2 = 8 lần. Vậy R1= R2
Câu 10: Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?
- A. Có giá trị 0
- B. Có giá trị nhỏ
- C. Có giá trị lớn
- D. Có giá trị lớn nhất
Câu 11: Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?
- A. Điện trở của dây dẫn tăng lên 10 lần.
- B. Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.
- C. Điện trở của dây dẫn tăng lên 2,5 lần.
- D. Điện trở của dây dẫn giảm đi 2,5 lần.
Câu 12: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:
- A. 0,5A
- B. 2A
- C. 18A
- D. 1,5A
Câu 13: Điện năng là:
- A. năng lượng điện trở
- B. năng lượng điện thế
- C. năng lượng dòng điện
- D. năng lượng hiệu điện thế
Câu 14: Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì tiêu thụ một lượng điện năng là 990 kJ trong 15 phút, cường độ dòng điện chạy qua dây nung của bàn là khi đó là bao nhiêu?
- A. 5A
- B. 10A
- C. 15A
- D. 20A
Câu 15: Định luật Jun – Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:
- A. Cơ năng
- B. Năng lượng ánh sáng
- C. Hóa năng
- D. Nhiệt năng
Câu 16: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp điện có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20 trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K
- A. 84,8 %
- B. 40%
- C. 42,5%
- D. 21,25%
Câu 17: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?
- A. 6V
- B. 12V
- C. 39V
- D. 220V
Câu 18: Sử dụng loại đèn nào dưới đây sẽ tiêu thụ điện năng nhiều nhất?
- A. Đèn compac
- B. Đèn dây tóc nóng sáng
- C. Đèn LED (điốt phát quang)
- D. Đèn ống (đèn huỳnh quang)
Câu 19: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là:
- A. 12V
- B. 9V
- C. 20V
- D. 18V
Câu 20: Một dây dẫn dài 120m được cuốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là:
- A. 1 Ω
- B. 2 Ω
- C. 3 Ω
- D. 4 Ω
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
- Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 43 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 28: Động cơ điện một chiều
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 6)