Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây chính xác?
- A. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.
- B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- C. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.
- D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.
Câu 2: Chiếu tia tới SI từ không khí tới mặt phân cách với thuỷ tinh. Trong các tia đã cho ở hình vẽ, tia nào là tia khúc xạ?
- A. Tia 1
- B. Tia 3
- C. Tia 4
- D. Tia 2
Câu 3: Trong những vật sau đây vật nào là nguồn sáng?
- A. Viên bi sắt
- B. Quả bóng bay
- C. Cục than hồng
- D. Cây nến
Câu 4: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?
- A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.
- B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.
- C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
- D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 5: Tác dụng nào sau đây KHÔNG phải do ánh sáng là tác dụng
- A. nhiệt
- B. quang điện
- C. từ
- D. sinh học
Câu 6: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối
- A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng bức.
- B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng bức.
- C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng bức.
- D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
Câu 7: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?
- A. Thủy tinh trong
- B. Nhựa trong
- C. Nhôm
- D. Nước
Câu 8: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
- A. 20 cm
- B. 40 cm
- C. 10 cm
- D. 50 cm
Câu 9: Để ánh sáng truyền theo đường thẳng thì môi trường truyền sáng phải
- A. có nhiệt độ thấp và trong suốt
- B. trong suốt và đồng tính
- C. có nhiệt độ cao và đồng tính
- D. phải là không khí
Câu 10: Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ. Ta thu được một ảnh cao 4,5cm. Ảnh đó là:
- A. Ảnh thật
- B. Ảnh ảo
- C. Có thể thật hoặc ảo
- D. Cùng chiều vật
Câu 11: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:
- A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
- B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.
- C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
- D. Không nhìn được dòng chữ.
Câu 12: Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là sai?
- A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.
- B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.
- C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm.
- D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.
Câu 13: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ:
- A. đều cùng chiều với vật
- B. đều ngược chiều với vật
- C. đều lớn hơn vật
- D. đều nhỏ hơn vật
Câu 14: Vật kính của máy ảnh sử dụng:
- A. thấu kính hội tụ
- B. thấu kính phân kì
- C. gương phẳng
- D. gương cầu
Câu 15: Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường
- A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.
- B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.
- C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.
- D. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.
Câu 16: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở
- A. trước màng lưới của mắt.
- B. trên màng lưới của mắt.
- C. sau màng lưới của mắt.
- D. trước tiêu điểm của thể thủy tinh của mắt.
Câu 17: Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12m cách chỗ Hằng đứng 25m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là bao nhiêu?
- A. 7,2 mm
- B. 7,2 cm
- C. 0,38 cm
- D. 0,38m
Câu 18: Chọn câu trả lời sai:
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Khi không đeo kính, người đó nhìn rõ vật:
- A. gần nhất cách mắt 15 cm.
- B. xa nhất cách mắt 50 cm.
- C. cách mắt trong khoảng từ 15 đến 50 cm.
- D. gần nhất cách mắt 50 cm.
Câu 19: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?
- A. Mắt cận, đeo kính hội tụ.
- B. Mắt lão, đeo kính phân kì.
- C. Mắt lão, đeo kính hội tụ.
- D. Mắt cận, đeo kính phân kì.
Câu 20: Số bội giác của kính lúp cho biết gì?
- A. Độ lớn của ảnh.
- B. Độ lớn của vật.
- C. Vị trí của vật.
- D. Độ phóng đại của kính.
Câu 21: Thể thủy tinh khác với vật kính máy ảnh vì thể thủy tinh là:
- A. Thấu kính phân kì.
- B. Thấu kính hội tụ.
- C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi.
- D. Cả 3 phương án đều sai.
Câu 22: Tấm lọc màu có công dụng
- A. chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.
- B. trộn màu ánh sáng truyền qua.
- C. giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua.
- D. ánh sáng truyền qua chuyển sang màu sáng hơn.
Câu 23: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:
- A. chùm sáng trắng
- B. chùm sáng màu đỏ
- C. chùm sáng đơn sắc
- D. chùm sáng màu lục
Câu 24: Chọn phương án đúng
- A. Chỉ có thể trộn hai ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.
- B. Ba màu đỏ, vàng, lục là ba màu cơ bản của ánh sáng.
- C. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm.
- D. Khi trộn các ánh sáng màu có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta thấy màu đen.
Câu 25: Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?
- A. đỏ
- B. vàng
- C. da cam
- D. lục
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép Nam châm điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 21: Nam châm vĩnh cửu
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 7)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 62: Điện gió Điện mặt trời Điện hạt nhân
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P1)