Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 2)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn Vật lí 9 lên 10 (đề 2). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Vật nào sau đây ứng dụng hoạt động từ của dòng điện?
- A. Bàn là
- B. Bóng đèn dây tóc
- C. Động cơ điện
- D. Nồi cơm điện
Câu 2: Cho biết U = 200V; I = 5A. Hiệu suất của động cơ là 90%. Tính điện trở của động cơ?
- A. Một giá trị khác.
- B. 1000Ω.
- C. 4Ω.
- D. 40Ω.
Câu 3: Chọn câu sai: Các đặc điểm của từ phổ của nam châm là:
- A. Càng gần nam châm các đường sức từ càng gần nhau hơn.
- B. Các đường sức từ là các đường cong khép kín.
- C. Mỗi một điểm có nhiều đường sức từ đi qua.
- D. Chỗ nào đường sức từ dày thì từ trường mạnh, chỗ nào đường sức từ thưa thì từ trường yếu.
Câu 4: Cho một mạch điện gồm 3 điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 8Ω, R2 = 12Ω, R3 = 6Ω mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 65 V. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu?
- A. U1 = 20V; U2 = 30V; U3 = 15V.
- B. U1 = 30V; U2 = 20V; U3 = 15V.
- C. U1 = 15V; U2 = 30V; U3 = 20V.
- D. U1 = 20V; U2 = 15V; U3 = 30V.
Câu 5: Trong các phương án sau đây, phương án nào không phù hợp?
- A. Dùng 2 điện trở 4Ω và 4 điện trở 2Ω.
- B. Dùng 3 điện trở 4Ω và 2 điện trở 2Ω.
- C. Chỉ dùng 4 điện trở 4Ω.
- D. Dùng 2 điện trở 4Ω và 2 điện trở 2Ω.
Câu 6: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
- A. Tác dụng cơ
- B. Tác dụng nhiệt
- C. Tác dụng quang
- D. Tác dụng từ
Câu 7: Đặt một nam châm điện A ở trước một cuộn dây kín B như trên hình vẽ 105. Trong trường hợp nào sau đây có xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín B?
- A. Nguồn P là một ắc quy, khóa K đóng.
- B. Nguồn P là một pin rất tốt, khóa K đóng.
- C. Nguồn P là nguồn điện xoay chiều, khóa K ngắt.
- D. Nguồn P là nguồn điện xoay chiều, khóa K đóng.
Câu 8: Tại sao các bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu trắng như màu nhũ bạc, màu trắng, màu vàng...?
- A. Để chúng hấp thụ nhiệt tốt hơn.
- B. Để chúng ít hấp thụ nhiệt hơn.
- C. Để tránh tác dụng sinh học của ánh sáng.
- D. Để cho đẹp.
Câu 9: Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa nếu pin nhận được
- A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
- B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
- C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
- D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.
Câu 10: Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 36V thì dòng điện chạy qua mạch có cường độ I = 4A. Người ta làm giảm cường độ dòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch một điện trở Rx. Giá trị Rx đó có thể nhận kết quả nào trong các kết quả sau?
- A. Rx = 9Ω.
- B. Rx = 15Ω.
- C. Rx = 24Ω.
- D. Một giá trị khác.
Câu 11: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB =10 Ω , trong đó các điện trở R1 = 7 Ω ; R2 = 12 Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?
- A. 9 Ω
- B. 5Ω
- C. 15 Ω
- D. 4 Ω
Câu 12: Hai bóng đèn giống nhau, trên bóng đèn có ghi 6V - 0,5A. Hỏi mắc nối tiếp hai bóng đèn nàu với hiệu điện thế U. Muốn hai đèn sáng bình thường thì U phải nhận giá trị.
- A. U = 3V.
- B. U = 6V.
- C. U = 12V.
- D. U = 36V.
Câu 13: Ba điện trở giống nhau có cùng giá trị 6Ω. Hỏi phải mắc chúng như thế nào để có điện trở tương đương bằng 4Ω?
- A. Hai điện trở mắc nối tiếp nhau, cả hai cùng song song với điện trở thứ ba.
- B. Cả ba điện trở mắc song song.
- C. Hai điện trở song song với nhau, cả hai cùng nối tiếp với điện trở thứ ba.
- D. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau.
Câu 14: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l , tiết diện đều S có điện trở là 8 Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2 . Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?
- A. 4 Ω
- B. 6 Ω
- C. 8 Ω
- D. 2 Ω
Câu 15: Hai dây dẫn làm từ cùng một chất có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1 = 9l2; S1 = 1,5S2. Mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này có thể biểu diễn bằng hệ thức nào sau đây:
- A. R1 = 9R2.
- B. R1 = 1,5R2.
- C. R1 = 13,5R2.
- D. R1 = 6R2.
Câu 16: Hai dây dẫn bằng nhôm dài bằng nhau. Dây thứ nhất có điện trở 2Ω, dây thứ hai có điện trở 8Ω. Hỏi dây thứ nhất có đường kính tiết diện bằng bao nhiêu lần so với dây thứ hai.
- A. d1 = 3d2.
- B. d1 = 2d2.
- C. d1 = 5d2.
- D. d1 = 4d2.
Câu 17: Quan sát hình sau và cho biết:
Thông tin nào sau đây là đúng?
- A. Chỉ có hình a và hình c là hình biểu diễn kí hiệu của biến trở.
- B. Chỉ có hình d là hình biểu diễn kí hiệu của biến trở.
- C. Chỉ có hình d là hình biểu diễn kí hiệu của biến trở.
- D. Tất cả các hình a, b, c, d biểu diễn kí hiệu của biến trở.
Câu 18: Biến trở dây quấn được cấu tạo bởi các bộ phận nào kể sau:
- A. Con chạy.
- B. Các chốt nối.
- C. Cả 3 phương án.
- D. Cuộn dây dẫn.
Câu 19: Một biến trở Rb có giá trị lớn nhất là 30Ω được mắc với hai điện trở R1 = 15Ω và R2 = 10Ω thành mạch có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó hiệu điện thế không đổi U = 4,5V. Hỏi khi điều chỉnh biến trở thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 có giá trị lớn nhất Imax và nhỏ nhất Imin là bao nhiêu?
- A. Imax = 0,3A; Imin = 0,2A.
- B. Imax = 0,4A; Imin = 0,3A.
- C. Imax = 0,5A; Imin = 0,4A.
- D. Một kết quả khác
Câu 20: Trong các công thức sau đây, công thức nào đúng với công thức tính công suất của dòng điện?
- A. .
- B.
- C.
- D.
Câu 21: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:
- A. 0,5A
- B. 2A
- C. 18A
- D. 1,5A
Câu 22. Định luật Jun-Len xơ cho biết điện năng biến đổi thành:
- A. Cơ năng
- B. Hóa năng
- C. Năng lượng ánh sáng
- D. Nhiệt năng
Câu 23: Biểu thức nào dưới đây là của định luật Ôm:
- A. I = U.R
- B. R = U/I
- C. I = U/R
- D. U = I.R
Câu 24: Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đưng yên nam châm định hướng nhứ hình vẽ 59. Thông tin nào sau đây là đúng?
- A. Đầu A của ống dây là cực từ Bắc.
- B. Ống dây và kim nam châm thử đang hút nhau.
- C. Dòng điện chạy trong ống dây theo chiều từ A đến B.
- D. Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 25: Một dây dẫn bằng Nikenli dài 20m, tiết diện . Điện trở suất của Nikenli $0,4.10^{-6}Ωm$. Điện trở của dây dẫn là
- A. 40Ω
- B. 80Ω
- C. 160Ω
- D. 180Ω
Câu 26: Trong mạch gồm các điện trở R1 = 6 Ω; R2 = 12 Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
- A. 4 Ω
- B. 6 Ω
- C. 9 Ω
- D. 18 Ω
Câu 27: Một khu dân cư có 500 hộ gia đình, tính trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 120W, thời gian sử dụng 4 giờ trong một ngày. Điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong vòng 30 ngày là:
- A. A = 7200Wh.
- B. A = 7200kWh.
- C. A = 7200J.
- D. A = 720J.
Câu 28: Một động cơ điện trong vòng 1 giờ tiêu thụ điện năng là 5400kJ. Hỏi động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua động cơ
- A. I = 0,628A.
- B. I = 6,28A.
- C. I = 62,8A.
- D. Một kết quả khác.
Câu 29: Một bóng đèn sử dụng hiệu điện thế 220V, dòng điện qua đèn là 0,5A. Hãy tính điện trở của bóng đèn và công suất tiêu thụ của dòng điện.
- A. 105W; 400Ω.
- B. 110W; 440Ω.
- C. 100W; 440Ω.
- D. 210W; 400Ω.
Câu 30: Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau:
Câu 31: Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:
- A. Quay sáng bên phải
- B. Quay sang bên trái
- C. Đứng yên
- D. Dao động xung quanh vị trí cân bằng
Câu 32: Điều nào sau đây là sai khi nói về tác dụng của lực từ lên khung dây có dòng điện?
- A. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường cảm ứng từ thì lực từ làm cho khung dây quay.
- B. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường cảm ứng từ thì lực từ không làm cho khung dây quay.
- C. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường cảm ứng từ thì lực từ chỉ có tác dụng làm nén hoặc dãn khung dây.
- D. Khi mặt phẳng kung dây đặt không vuông góc với các đường cảm ứng từ thì lực từ làm cho khung dây quay.
Câu 33: Quan sát hình và chọn đáp án đúng:
- A. (I) đúng, (II) sai, (III) sai.
- B. (I) sai, (II) đúng, (III) sai.
- C. (I) sai, (II) sai, (III) đúng.
- D. (I), (II), (III) đều sai.
Câu 34: Hai bóng đèn mắc song song rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường, phải chọn hai bóng đèn:
- A. Có cùng hiệu điện thế định mức.
- B. Có cùng cường độ dòng điện định mức.
- C. Có cùng điện trở.
- D. Có cùng công suất định mức.
Câu 35: Một gia đình sử dụng 2 bóng đèn loại 220V - 40W; 220V - 60W và một quạt máy loại 220V - 75W. Hiệu điện thế sử dụng 220V. Hỏi biết giá điện là 450 đồng/kWh. Tiền điện phải trả trong 1 tháng là
- A. 8537,4 đồng.
- B. 8374,5 đồng.
- C. 8437,5 đồng.
- D. Một kết quả khác.
Câu 36: Nam châm điện được sử dụng trong các dụng cụ nào dưới đây?
- A. Chuông điện
- B. Máy tính bỏ túi
- C. Bóng đèn điện
- D. Đồng hồ đeo tay
Câu 37: Người ta dùng la bàn xác định hướng bắc địa lí. Bộ phận chính của là bàn là
- A. Một thanh nam châm thẳng.
- B. Một kim nam châm.
- C. Một cuộn dây.
- D. Một thanh kim loại.
Câu 38: K hiệu đơn vị đo công của dòng điện là
- A. J
- B. kW.h
- C. W
- D. cả A và B đều đúng
Câu 39: Mắc hai điện trở 10Ω và 20Ω nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện trong mạch là.
- A. 0,4A
- B. 0,3A
- C. 0,6A
- D. 12A
Câu 40: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
- A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
- B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
- C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
- D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép Nam châm điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 58: Tổng kết chương III: Quang học
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 62: Điện gió Điện mặt trời Điện hạt nhân