Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
- A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
- B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
- C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
- D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
Câu 2: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
- A. Dùng kéo
- B. Dùng nam châm
- C. Dùng kìm
- D. Dùng một viên bi còn tốt
Câu 3: Ta nhận biết từ trường bằng:
- A. Điện tích thử
- B. Nam châm thử
- C. Dòng điện thử
- D. Bút thử điện
Câu 4: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?
- A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
- B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
- C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
- D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị trí ban đầu đó thì cục pin hết điện.
Câu 5: Người ta dùng cụ nào để có thể nhận biết được từ trường?
- A. Dùng ampe kế
- B. Dùng vôn kế
- C. Dùng áp kế
- D. Dùng kim nam châm có trục quay
Câu 6: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:
Tên các cực từ của nam châm là
- A. A là cực Bắc, B là cực Nam
- B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
- C. A và B là cực Bắc.
- D. A và B là cực Nam.
Câu 7: Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng?
- A. Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm.
- B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt.
- C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm.
- D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm.
Câu 8: Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau:
Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:
- A. Quay sáng bên phải
- B. Quay sang bên trái
- C. Đứng yên
- D. Dao động xung quanh vị trí cân bằng
Câu 9: Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?
- A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.
- B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.
- C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.
- D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.
Câu 10: Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:
- A. Kim chỉ thị không dao động.
- B. Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động.
- C. Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S.
- D. Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị.
Câu 11: Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
- A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây.
- B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó.
- C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.
- D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó.
Câu 12: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên:
- A. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- B. tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- C. tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- D. tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Câu 13: Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?
- A. là một nam châm vĩnh cửu có trục quay.
- B. là một nam châm điện có trục quay.
- C. là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục.
- D. là nhiều cuộn dây dẫn cuốn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy.
Câu 14: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?
- A. Nam châm vĩnh cửu.
- B. Nam châm điện.
- C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .
- D. Không có loại nam châm nào cả.
Câu 15: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
- A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
- B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
- C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
- D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
Câu 16: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?
- A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
- B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
- C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
- D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
Câu 17: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự….. qua tiết diện S của cuộn dây.
- A. biến đổi của cường độ dòng điện.
- B. biến đổi của thời gian.
- C. biến đổi của dòng điện cảm ứng.
- D. biến đổi của số đường sức từ.
Câu 18: Trường hợp nào sau đây có số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khác với các trường hợp còn lại?
- A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
- B. Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
- C. Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.
- D. Đưa nam châm và cuộn dây lại gần nhau.
Câu 19: Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm,khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?
- A. Tạo ra từ trường.
- B. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây tăng.
- C. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây giảm.
- D. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 20: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
- A. Đèn điện
- B. Máy sấy tóc
- C. Tủ lạnh
- D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 13: Điện năng - Công của dòng điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 58: Tổng kết chương III: Quang học
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 12: Công suất điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 62: Điện gió Điện mặt trời Điện hạt nhân
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép Nam châm điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật