Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

  • A. Giảm 3 lần
  • B. Tăng 3 lần
  • C. Không thay đổi
  • D. Tăng 1,5 lần

Câu 2: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở?

  • A. Ôm
  • B. Oát
  • C. Vôn
  • D. Ampe

Câu 3: Ba điện trở có các giá trị là 10Ω , 20Ω , 30Ω . Có bao nhiêu cách mắc các điện trở này vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A?

  • A. Chỉ có 1 cách mắc
  • B. Có 2 cách mắc
  • C. Có 3 cách mắc
  • D. Không thể mắc được

Câu 4: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Trong đó có các điện trở R1 = 9Ω , R2 = 15Ω , R3 = 10Ω . Dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3 = 0,3A. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.

  • A. 6,5V
  • B. 2,5V
  • C. 7,5 V
  • D. 5,5V

Câu 6: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

  • A. tăng 5V
  • B. tăng 3V
  • C. giảm 3V
  • D. giảm 2V

Câu 7: Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài l1 = 10m có điện trở R1 và một dây dẫn bằng nhôm dài l2 = 5m có điện trở R2. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh R1 và R2?

  • A. R1 = 2R2
  • B. R1 < 2R2
  • C. R1 > 2R2
  • D. Không đủ điều kiện để so sánh

Câu 8: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

  • A. Vật liệu làm dây dẫn
  • B. Khối lượng của dây dẫn
  • C. Chiều dài của dây dẫn
  • D. Tiết diện của dây dẫn

Câu 9: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài , tiết diện đều S có điện trở là 8 Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài $\frac{l}{2}$ . Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

  • A. 4 Ω
  • B. 6 Ω
  • C. 8 Ω
  • D. 2 Ω

Câu 10: Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?

  • A. R3 > R2 > R1
  • B. R1 > R3 > R2
  • C. R2 > R1 > R3
  • D. R1 > R2 > R3

Câu 11: Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3 mm được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là:

  • A. 2A
  • B. 4A
  • C. 6A
  • D. 8A

Câu 12: Biến trở là:

  • A. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.
  • B. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ và chiều dòng điện trong mạch.
  • C. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
  • D. điện trở không thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 13: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 40 . Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,5 mm và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2cm. Tính số vòng dây của biến trở này.

  • A. 290 vòng
  • B. 380 vòng
  • C. 150 vòng
  • D. 200 vòng

Câu 14: Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1 =1,5V và U2 = 6V; khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 =1,5Ω và R2 = 8Ω. Hai đèn này được mắc cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 7,5V theo sơ đồ như hình vẽ:

a. Hỏi phải điều chỉnh biến trở có giá trị bao nhiêu để hai đèn sáng bình thường?

b. Biến trở nói trên được quấn bằng dây nikêlin có điện trở suất là 0,40.10 Ωm, có độ dài tổng cộng là 19,64m và đường kính tiết diện là 0,5mm. Hỏi giá trị của biến trở tính được ở câu a trên đây chiếm bao nhiêu phần trăm so với điện trở lớn nhất của biến trở này?

  • A. Rb = 24Ω, 60%
  • B. Rb = 24Ω, 40%
  • C. Rb = 40Ω, 40%
  • D. Rb = 40Ω, 60%

Câu 15: Một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?

  • A. 12 kW.h
  • B. 400kW.h
  • C. 1440kW.h
  • D. 43200kW.h

Câu 16: Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ; sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị điện thế khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ. Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong 30 ngày.

  • A. 75 kW.h
  • B. 45 kW.h
  • C. 120 kW.h
  • D. 156 kW.h

Câu 17: Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng là 420000J.

  • A. 28 Ω
  • B. 45 Ω
  • C. 46,1 Ω
  • D. 23 Ω

Câu 18: Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng toả ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?

  • A. Q = 7,2J
  • B. Q = 60J
  • C. Q = 120J
  • D. Q = 3600J

Câu 19: Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?

  • A. Sử dụng đèn công suất là 100W.
  • B. Sử dụng thiết bị điện khi cần thiết.
  • C. Cho quạt chạy khi mọi người đi khỏi nhà.
  • D. Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây là không an toàn khi sử dụng điện?

  • A. Việc sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
  • B. Phơi quần áo lên dây dẫn điện của gia đình.
  • C. Sử dụng hiệu điện thế 12V để làm các thí nghiệm điện.
  • D. Mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị điện.

Câu 21: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp hai lần tiết diện của dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 8Ω . Điện trở của dây thứ nhất là:

  • A. 2 Ω
  • B. 3 Ω
  • C. 4 Ω
  • D. 16 Ω

Câu 22: Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi:

  • A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện.
  • B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
  • C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.
  • D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.

Câu 23: Một dây mayso có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào chậu nước chứa 4 lít nước nhiệt độ 20C. Sau t phút, nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun – Len-xơ là 30000 J. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.độ, nhiệt độ nước sau thời gian nói trên có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

  • A. 21,8C
  • B. 82,1C
  • C. 21,8C
  • D. 56,2C

Câu 24: Bốn dây dẫn kích thước giống nhau làm bằng đồng, bạc, nhôm và sắt. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Điện trở dây đồng là nhỏ nhất, dây sắt lớn nhất.
  • B. Điện trở dây bạc bé nhất, dây sắt lớn nhất.
  • C. Điện trở dây nhôm bé nhất, dây bạc lớn nhất.
  • D. Điện trở dây đồng là nhỏ nhất, dây bạc lớn nhất.

Câu 25: Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường ta phải chọn hai bóng đèn như thế nào?

  • A. Có cùng hiệu điện thế định mức.
  • B. Có cùng công suất định mức.
  • C. Có cùng cường độ dòng điện định mức.
  • D. Có cùng điện trở.
Xem đáp án
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021