Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Căn cư vào thí nghiệm Ơxtet, hãy kiểm tra các phát biểu nào đúng sau đây?

  • A. Dòng điện gây ra từ trường.
  • B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.
  • C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.
  • D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.

Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về từ trường của dòng điện?

  • A. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.
  • B. Từ trường chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ rất lớn.
  • C. Từ trường chỉ tồn tại ở sát mặt dây dẫn có dòng điện.
  • D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 3: Từ trường không tồn tại ở

  • A. xung quanh nam châm.
  • B. xung quanh dòng điện.
  • C. xung quanh điện tích đứng yên.
  • D. mọi nới trên Trái Đất.

Câu 4: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 10V. Biết cuộn dây sơ cấp có 4000 vòng, hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?

  • A. 1000 vòng.
  • B. 800 vòng.
  • C. 600 vòng.
  • D. Một kết quả khác.

Câu 5: Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm,khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?

  • A. Tạo ra từ trường.
  • B. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây tăng.
  • C. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây giảm.
  • D. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 6: Một sợi dây kim loại dài 150m, có tiết diện 0,4mm2 và có điện trở 60Ω. Hỏi một dây khác làm bằng kim loại đó có chiều dài 30m, có điện trở 30Ω thì có tiết diện là bao nhiêu?

  • A. 0,8mm2.
  • B. 0,16mm2.
  • C. 1,6mm2.
  • D. Một kết quả khác.

Câu 7: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?

  • A. Một cục nam châm vĩnh cửu.
  • B. Điện tích thử.
  • C. Kim nam châm.
  • D. Điện tích đứng yên.

Câu 8: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?

  • A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó.
  • B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó.
  • C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn.
  • D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu.

Câu 9: Người ta dùng cụ nào để có thể nhận biết được từ trường?

  • A. Dùng ampe kế
  • B. Dùng vôn kế
  • C. Dùng áp kế
  • D. Dùng kim nam châm có trục quay

Câu 10: Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song ?

    • A. I = I1 + I2 + ... + In.
    • B. U = U1 + U2 + ... + Un.
    • C. R = R1 + R2 + ... Rn.
    • D. 1R=1R1+1R2+...+1Rn.

Câu 11: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A. Thanh thép bị nóng lên.
  • B. Thanh thép bị phát sáng.
  • C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.
  • D. Thanh thép trở thành một nam châm

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  • A. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự chuyển động tương đối giữa ống dây và nam châm.
  • B. Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua mạch điện đó là từ trường biến đổi theo thời gian.
  • C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự chuyển động đồng thời của ống dây và nam châm nhưng vị trí tương đối giữa chúng không thay đổi.
  • D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi ta đưa thanh nam châm vào trong lòng ống dây.

Câu 13: .......................... được chế tạo dựa vào khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép sau khi bị nhiễm từ.

  • A. Nam châm điện.
  • B. Nam châm vĩnh cửu.
  • C. Động cơ điện.
  • D. Động cơ nhiệt.

Câu 14: Trong bệnh viện, làm thế nào mà các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân.

  • A. Dùng panh.
  • B. Dùng kìm.
  • C. Dùng nam châm.
  • D. Dùng một viên pin còn tốt.

Câu 15: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:

  • A. Chịu tác dụng của lực điện
  • B. Chịu tác dụng của lực từ
  • C. Chịu tác dụng của lực điện từ
  • D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi

Câu 16: Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của động cơ điện một chiều trong thực tế?

  • A. Rôto gồm nhiều khung dây đặt trong các rãnh xẻ dọc theo mặt ngoài của một trụ sắt.
  • B. Trụ sắt là do một số lớn các lá sắt đặc biệt gọi là tôn silic ghép cách điện với nhau hợp thành.
  • C. Stato của động cơ làm bằng nam châm vĩnh cửu.
  • D. Cổ góp điện gồm nhiều vành cung hợp thành.

Câu 17: Xét về phương diện từ, tại sao có thể coi một ống dây có dòng điện chạy qua tương đương với một nam châm thẳng?

  • A. Vì dạng từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua giống dạng từ phổ của nam châm thẳng.
  • B. Vì ống dây có dòng điện chạy qua có thể hút hoặc đẩy thanh nam châm đặt gần nó.
  • C. Vì khi hai ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần nhau, chúng có thể hút hoặc đẩy nhau.
  • D. Cả ba lí giải trên đều đúng.

Câu 18: Quy tắc nắm bàn tay phải dùng để

  • A. Xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng.
  • B. Xác định chiều đường sức từ của một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua.
  • C. Xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
  • D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Câu 19: Khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện giảm đi 3 lần. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn đã thay đổi thế nào?

Chọn kế quả đúng trong các kết quả sau:

  • A. Giảm 3 lần.
  • B. Không thay đổi.
  • C. Không thể xác định chính xác được.
  • D. Tăng 3 lần.

Câu 20: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là:

  • A. 4V
  • B. 2V
  • C. 8V
  • D. 4000 V

Câu 21: Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9 Ω . Tính điện trở của dây cáp điện này.

  • A. 0,6 Ω
  • B. 6 Ω
  • C. 0,06 Ω
  • D. 0,04 Ω

Câu 22: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?

  • A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó.
  • B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó.
  • C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn.
  • D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu.

Câu 23: Người ta dùng cụ nào để có thể nhận biết được từ trường?

  • A. Dùng ampe kế
  • B. Dùng vôn kế
  • C. Dùng áp kế
  • D. Dùng kim nam châm có trục quay

Câu 24: Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là:

  • A. Tăng tiết diện dây dẫn
  • B. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ
  • C. Tăng hiệu điện thế
  • D. Giảm tiết diện dây dẫn

Câu 25: Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5 kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 kV. Công suất điện P bằng:

  • A. 100000 W
  • B. 20000 kW
  • C. 30000 kW
  • D. 80000 kW

Câu 26: Máy biến thế có cuộn dây:

  • A. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp.
  • B. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp.
  • C. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp.
  • D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp.

Câu 27: Trong nam châm điện lõi của nó thường được làm bằng

  • A. Cao su tổng hợp.
  • B. Đồng.
  • C. Sắt non.
  • D. Thép.

Câu 28: Trên cuộn dây của nam châm điện có ghi 1A - 22Ω. Ý nghĩa của các con số này là gì?

  • A. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện nhỏ nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22Ω cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.
  • B. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22Ω cho biết điện trở của mỗi vòng dây của ống dây.
  • C. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện định mức mà ống dây có thể chịu được. Con số 22Ω cho biết điện trở định mức cuẩ ống dây.
  • D. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22Ω cho biết điện trở của toàn bộ ống dây

Câu 29: Dùng bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

  • A. Đèn sáng yếu hơn bình thường.
  • B. Đèn không sáng.
  • C. Đèn sáng mạnh hơn bình thường và sẽ bị cháy.
  • D. Đèn sáng bình thường.

Câu 30: Cho điện trở R = 30 Ω, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I . Thông tin nào sau đây là đúng?

  • A. U = I + 30.
  • B. U=I30.
  • C. I = 30.U.
  • D. 30=UI.

Câu 31: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:

  • A. Bị nhiễm điện
  • B. Bị nhiễm từ
  • C. Mất hết từ tính
  • D. Giữ được từ tính lâu dài

Câu 32: Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?

  • A. Điện trở của dây dẫn tăng lên 10 lần.
  • B. Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.
  • C. Điện trở của dây dẫn tăng lên 2,5 lần.
  • D. Điện trở của dây dẫn giảm đi 2,5 lần.

Câu 33 : Mắc nối tiếp hai bóng đèn nàu với hiệu điện thế U. Muốn hai đèn sáng bình thường thì U phải nhận giá trị.

  • A. U = 3V.
  • B. U = 6V.
  • C. U = 12V.
  • D. U = 36V.

Câu 34: Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh đại lượng nào trong mạch?

  • A. Cường độ dòng điện.
  • B. Hiệu điện thế.
  • C. Nhiệt độ của điện trở.
  • D. Chiều dòng điện.

Câu 35: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây thay đổi theo?

  • A. Tiết diện dây của biến trở.
  • B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.
  • C. Chiều dài dây dẫn của biến trở.
  • D. Nhiệt độ của biến trở

Câu 36: Trong thí nghiệm về từ phổ, tại sao người ta không dùng mạt đồng mạt kẽm mà lại dùng mạt sắt?

  • A. Đồng và kẽm là những chất khó tìm hơn sắt.
  • B. Đồng và kẽm là những chất có từ tính yếu hơn nhiều so với sắt.
  • C. Đồng và kẽm có thể bị nóng chảy khi đặt trong từ trường.
  • D. Cả 3 lí do đều đúng.

Câu 37: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
  • B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
  • C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
  • D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 38: Máy phát điện xoay chiều biến đổi:

  • A. Cơ năng thành điện năng
  • B. Điện năng thành cơ năng
  • C. Cơ năng thành nhiệt năng
  • D. Nhiệt năng thành cơ năng

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường của Trái Đất.

  • A. Xung quanh Trái Đất có từ trường.
  • B. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Nam địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Bắc địa lí.
  • C. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Bắc địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Nam địa lí.
  • D. Do Trái Đất có từ trường mà một kim nam châm khi đặt tự do nó sẽ định hướng Bắc - Nam.

Câu 40: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 6,8 với lõi gồm 20 sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.

  • A. R = 130Ω.
  • B. R = 135Ω.
  • C. R = 132Ω.
  • D. Một kết quả khác.
Xem đáp án
  • 24 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021