Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng.
Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
- A. Phần giữa của thanh
- B. Chỉ có từ cực Bắc
- C. Cả hai từ cực
- D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
Câu 2: Hai nam châm được đặt như sau:
Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:
- A. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.
- B. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.
- C. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.
- D. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.
Câu 3: Từ trường là:
- A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó.
- B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
- C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó.
- D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó.
Câu 4: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?
- A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì
- B. Song song với kim nam châm.
- C. Vuông góc với kim nam châm.
- D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
Câu 5: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
- A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
- B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
- C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó.
- D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.
Câu 6: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?
- A. Chiều của dòng điện trong ống dây.
- B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.
- C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.
- D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.
Câu 7: Trong hình sau, kim nam châm nào bị vẽ sai?
- A. Kim nam châm số 1
- B. Kim nam châm số 3
- C. Kim nam châm số 4
- D. Kim nam châm số 5
Câu 8: Xét các bộ phận chính của một loa điện
(1). Nam châm
(2). Ống dây
(3). Màng loa
Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:
- A. (2)
- B. (3)
- C. (2), (3)
- D. (1)
Câu 9: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện:
- A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.
- B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.
- C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây ít vòng, lõi bằng sắt non.
- D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây ít vòng, lõi bằng thép.
Câu 10: Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
- A. Chiều của lực điện từ
- B. Chiều của đường sức từ
- C. Chiều của dòng điện
- D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm
Câu 11: Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?
- A. Nam châm để tạo ra dòng điện.
- B. Bộ phận đứng yên là roto.
- C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện.
- D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên.
Câu 12: Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:
- A. Nam châm điện đứng yên (stato).
- B. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (stato).
- C. Nam châm điện chuyển động (roto).
- D. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (roto).
Câu 13: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:
- A. Nam châm và cuộn dây dẫn.
- B. Điện tích và cuộn dây dẫn.
- C. Nam châm và điện tích.
- D. Nam châm điện và điện tích.
Câu 14: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
- A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.
- B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
- C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
- D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.
Câu 15: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
- A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
- B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
- C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
- D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 16: Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.
- A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
- B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện.
- C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường.
- D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu.
Câu 17: Chọn phát biểu sai khi nói về bộ góp điện.
- A. Động cơ điện một chiều không có bộ phận góp điện, máy phát điện xoay chiều có bộ phận góp điện.
- B. Trong động cơ điện một chiều, bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên ngoài tác dụng làm điện cực đưa dòng điện một chiều vào động cơ nó còn có tác dụng chỉnh lưu.
- C. Bộ góp điện trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ làm điện cực đưa dòng điện xoay chiều trong máy phát ra mạch ngoài.
- D. Bộ góp trong động cơ điện một chiều giúp đổi chiều dòng điện trong khung (roto) để làm khung quay liên tục theo một chiều xác định.
Câu 18: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
- A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho acquy.
- B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
- C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
- D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.
Câu 19: Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại tốn kém?
- A. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
- B. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
- C. Giảm R của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém.
- D. Giảm R của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây về máy biến thế là không đúng ?
- A. Số vòng cuộn sơ cấp nhiều gấp n lần số vòng cuộn thứ cấp là máy hạ thế.
- B. Số vòng cuộn thứ cấp ít hơn số vòng cuộn sơ cấp là máy tăng thế.
- C. Số vòng cuộn thứ cấp nhiều gấp n lần số vòng cuộn sơ cấp là máy tăng thế.
- D. Số vòng cuộn thứ cấp ít hơn số vòng cuộn sơ cấp là máy hạ thế.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép Nam châm điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 21: Nam châm vĩnh cửu
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 7)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 62: Điện gió Điện mặt trời Điện hạt nhân
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P1)