Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 4)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn Vật lí 9 lên 10 (đề 4). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Ba bóng đèn có điện trở bằng nhau, chịu được hiệu điện thế định mức 6V. Phải mắc ba bóng đèn theo kiểu nào vào hai điểm có hiệu điện thế 18V để chúng sáng bình thường?
- A. ba bóng mắc song song
- B. hai bóng song song, bóng thứ ba nối tiếp với hai bóng trên
- C. hai bóng nối tiếp, bóng còn lại song song với cả hai bóng trên
- D. ba bóng mắc nối tiếp nhau
Câu 2: Một đèn dây tóc có ghi (12V - 6W) công suất của dòng điện qua dây tóc khi đèn sáng bình thường là :
- A. 12W
- B. 9W
- C. 6W
- D. 3W
Câu 3: Một điện trở R được mắc vào giữa hai điểm cố định có hiệu điện thế 6V và cường độ dòng điện đo được 0,5A. Giữ nguyên điện trở R, muốn cường độ dòng điện trong mạch đo được là 2A thì hiệu điện thế phải là:
- A. 32V
- B. 24V
- C. 12V
- D. 6V
Câu 4: Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 0,12 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?( RA ≈ 0Ω )
- A. 2,4V
- B. 240V
- C. 24V
- D. 0,24V
Câu 5: Một đèn dây tóc có ghi (12V - 6W) công của dòng điện qua dây tóc khi đèn sáng bình thường trong 2 giây là :
- A. 24J
- B. 18J
- C. 12J
- D. 6J
Câu 6: Một đèn dây tóc có ghi (12V - 6W) cường độ dòng điện qua dây tóc khi đèn sáng bình thường là :
- A. 2A
- B. 1,5A
- C. 1A
- D. 0,5A
Câu 7: Một dây Nikelin , dài 10m, tiết diện 0,1 $mm^{2}$ sẽ có điện trở là:
- A. 10Ω
- B. 20Ω
- C. 30Ω
- D. 40Ω
Câu 8: Một dây Nikelin , dài 10m, tiết diện 0,1 $mm^{2}$ mắc vào hai điểm có U=12V thì dòng điện qua nó có cường độ là:
- A. 0,3A
- B. 0,15A
- C. 0,10A
- D. 0,05A
Câu 9: mắc nối tiếp với $R_{2}$. Tỉ số nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở được biểu diễn bằng công thức nào dưới đây?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 10: Hai dây đồng có đường kính tiết diện như nhau, dây 1 dài 5m, dây 2 dài 10m. Kết luận nào sau đây là sai ?
- A. Tiết diện hai dây bằng nhau
- B. Điện trở hai dây bằng nhau
- C. Điện trở dây 1 nhỏ hơn
- D. Điện trở dây 2 lớn hơn
Câu 11: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm là
- A. Ở 2
- B. Ở 1
- C. Nam châm thử định hướng sai.
- D. Không xác định được.
Câu 12: Hai dây cùng chất, dài bằng nhau và dây 1 có tiết diện gấp đôi dây 2. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 13: Cho mạch điện gồm mắc song song với $R_{2}$ biết = 20Ω, hiệu điện thế của mạch là 12V và công của dòng điện qua đoạn mạch song song trong 10 giây là 144J. Trị số của $R_{2}$ là:
- A. 20Ω
- B. 30Ω
- C. 40Ω
- D. 50Ω
Câu 14: Cho mạch điện gồm mắc song song với $R_{2}$. Gọi $Q_{1}$, $Q_{2}$ lần lượt là nhiệt lượng tỏa ra ở , $R_{2}$ trong cung thời gian t. So sánh $Q_{1}$, $Q_{2}$.
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 15: Hai dây Nikelin, dài bằng nhau, dây 1 có đường kính tiết diện bằng nửa dây 2. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 16: Trên cuộn dây của nam châm điện có ghi 1A - 22Ω. Ý nghĩa của các con số này là gì?
- A. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện nhỏ nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22Ω cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.
- B. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22Ω cho biết điện trở của mỗi vòng dây của ống dây.
- C. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện định mức mà ống dây có thể chịu được. Con số 22Ω cho biết điện trở định mức cuẩ ống dây.
- D. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22Ω cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.
Câu 17: Các nam châm điện được mô tả như hình sau:
Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?
- A. Nam châm a
- B. Nam châm c
- C. Nam châm b
- D. Nam châm e
Câu 18: Gọi n1, U1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp; n2, U2 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây thứ cấp. Hệ thức nào sau đây là đúng?
- A.
- B. U1.n1 = U2.n2.
- C. U1 + U2 = n1 + n2.
- D. U1 - U2 = n1 - n2.
Câu 19: Hai dây nhôm, tiết diện bằng nhau, dây 1 dài 20m, dây 2 dài 40m mắc song song nhau. Câu nào sau đây là sai ?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 20: Một dây cáp đồng lõi có mười sợi đồng nhỏ tiết diện bằng nhau. Điện trở của dây cáp đồng lớn là 10Ω thì điện trở của mỗi sợi đồng nhỏ trong lõi là:
- A. 1Ω
- B. 10Ω
- C. 20Ω
- D. 100Ω
Câu 21: Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
- A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
- B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
- C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
- D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.
Câu 22: Nguồn điện nào sau đây có thể tạo ra dòng điện xoay chiều?
- A. Pin Vôn ta.
- B. Ắc quy.
- C. Máy phát điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- D. Máy phát điện của bộ góp là hai vành bán khuyên và hai chổi quét.
Câu 23: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?
- A. Nam châm vĩnh cửu.
- B. Nam châm điện.
- C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .
- D. Không có loại nam châm nào cả.
Câu 24: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
- A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
- B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
- C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
- D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 25: Cho các trường hợp có lực điện từ tác dụng sau đây:
Các trường hợp có lực điện từ nằm ngang hướng sang trái trên hình vẽ gồm:
- A. c, d
- B. a, b
- C. a
- D. Không có
Câu 26: Bộ góp của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính nào?
- A. Hai vành bán khuyên và hai chổi quét.
- B. Hai vành khuyên và hai chổi quét.
- C. Một vành bán khuyên, một vành khuyên và hai chổi quét.
- D. Chỉ có hai vành khuyên.
Câu 27: Dùng một thấu kính hội tụ hứng ánh sáng Mặt Trời (chùm sáng song song) theo phương song song với trục chính thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng?
- A. Chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
- B. Nếu quay ngược thấu kính thì chùm tia ló vẫn hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
- C. Nếu quay thấu kính đi một góc thì chùm tia ló vẫn là chùm hội tụ nhưng điểm hội tụ không trùng với tiêu điểm.
- D. Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 28: Tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất là lúc mắt quan sát vật ở đâu?
- A. Khoảng cách giữa cực viễn và cực cận.
- B. Khoảng cách giữa cực cận và mắt.
- C. Cực viễn.
- D. Cực cận.
Câu 29: Kính lúp dùng để quan sát:
- A. Phong cảnh.
- B. Vật nhỏ.
- C. Cả 3 phương án đều đúng.
- D. Vật lớn.
Câu 30: Chiếu tia tới SI từ không khí tới mặt phân cách với thuỷ tinh. Trong các tia đã cho ở hình 2, tia nào là tia khúc xạ?
- A. Tia 1.
- B. Tia 3.
- C. Tia 2.
- D. Tia 4.
Câu 31: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:
- A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
- B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
- C. Tia tới song song với trục chính.
- D. Tia tới bất kì.
Câu 32: Dùng một thấu kính phân kì hứng ánh sáng mặt trời (chùm sáng song song) theo phương song song với trục chính của thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng?
- A. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
- B. Chùm tia ló là chùm song song.
- C. Chùm tia ló là chùm phân kì.
- D. Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 33: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 4m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2 cm và cách vật kính 10 cm. Tính chiều cao của vật AB.
- A. AB = 8cm.
- B. AB = 8m.
- C. AB = 80cm.
- D. AB = 8mm.
Câu 34: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như:
- A. gương cầu lồi
- B. gương cầu lõm
- C. thấu kính hội tụ
- D. thấu kính phân kì
Câu 35: Biết khoảng cách từ vật đến ảnh không đổi. Tìm vị trí của thấu kính để ảnh của vật vẫn là ảnh thật và cao bằng vật.
- A. OA = 20cm;OA' = 60cm.
- B. OA = 30cm;OA' = 50cm.
- C. OA = 40cm;OA' = 40cm.
- D. OA = 50cm;OA' = 30cm.
Câu 36: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu điểm F, F'; Các điểm M,N,P,Q nằm trên trục chính của thấu kính. Hãy cho biết vật AB phải đặt ở vị trí nào để cho ảnh thật nhỏ hơn vật? (OM = MF = FN = NP = PQ)
- A. Tại P.
- B. Tại M.
- C. Tại N.
- D. Tại Q.
Câu 37: Trong nhà máy thủy điện, điện năng do dạng năng lượng nào chuyển hóa?
- A. Nhiệt năng của nhiên liệu bị đốt cháy.
- B. Cơ năng của nước.
- C. Cơ năng của gió.
- D. Quang năng của ánh sáng.
Câu 38: Vì sao ban ngày hầu hết lá cây ngoài đường có màu xanh?
- A. Vì lá cây hấp thụ hết tất cả các màu trong ánh sáng mặt trời.
- B. Vì lá cấy hấp thụ được ánh sáng màu xanh.
- C. Vì lá cây tán xạ tốt ánh sáng màu xanh trong ánh sáng mặt trời.
- D. Vì ánh sáng màu xanh không thể phản xạ trên lá cây được.
Câu 39: Dùng máy ảnh mà vật kính cách phim 5cm để chụp ảnh của một người cao 1,6m, đứng cách máy 4m. Chiều cao của ảnh là:
- A. 3 cm
- B. 2 cm
- C. 1 cm
- D. 4 cm
Câu 40: Nguồn phát ra ánh sáng màu là:
- A. Cả 3 phương án đều đúng.
- B. Đèn ống dùng trong quảng cáo.
- C. Bút Laze.
- D. Đèn LED.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 61: Sản xuất điện năng Nhiệt điện và thủy điện
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 13: Điện năng - Công của dòng điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 28: Động cơ điện một chiều
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiêm điện.
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu