Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P6)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P6). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hãy chọn câu phát biểu đúng
- A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
- B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
- C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
- D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.
Câu 2: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
- A. Trên đường truyền trong không khí.
- B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
- C. Trên đường truyền trong nước.
- D. Tại đáy xô nước.
Câu 3: Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào là chính xác?
- A. Nguồn sáng cũng là một vật sáng
- B. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng
- C. Vật sáng là những vật tự phát ra ánh sáng.
- D. Chỉ những vật được chiếu sáng mới là vật sáng
Câu 4: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
- A. góc tới bằng 0.
- B. góc tới bằng góc khúc xạ.
- C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
- D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 5: Các chậu cây cảnh đặt ở dưới những tàn cây lớn thường bị còi cọc đi rồi chết. Hiện tượng này cho thấy rõ tầm quan trọng tác dụng nào của ánh sáng ?
- A. Tác dụng nhiệt.
- B. Tác dụng quang điện.
- C. Tác dụng sinh học.
- D. Tác dụng từ.
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
- A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
- B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
- C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
Câu 7: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
- A. 60 cm
- B. 120 cm
- C. 30 cm
- D. 90 cm
Câu 8: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?
- A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
- B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
- C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
- D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Câu 9: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:
- A. 10cm
- B. 15cm
- C. 5 cm
- D. 20 cm
Câu 10: Thấu kính phân kì là loại thấu kính:
- A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
- B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.
- D. có thể làm bằng chất rắn trong suốt.
Câu 11: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì:
- A. Chùm tia ló là chùm sáng song song.
- B. Chùm tia ló là chùm sáng phân kì.
- C. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.
- D. Không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ toàn phần.
Câu 12: Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
- A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.
- B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.
- C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.
- D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Câu 13: Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí:
- A. nằm sát vật kính
- B. nằm trên vật kính
- C. nằm trên phim
- D. nằm sau phim
Câu 14: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để
- A. thay đổi tiêu cự của ống kính.
- B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.
- C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.
- D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.
Câu 15: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:
- A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
- B. thay đổi đường kính của con ngươi.
- C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
- D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi.
Câu 16: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
- B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
- C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
- D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
Câu 17: Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu?
- A. 25cm
- B. 15cm
- C. 75cm
- D. 50cm
Câu 18: Điểm cực viễn của mắt lão thì:
- A. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.
- B. Bằng điểm cực viễn của mắt cận.
- C. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường.
- D. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.
Câu 19: Chọn câu phát biểu không đúng
- A. Kính lúp có số bội giác càng nhỏ thì tiêu cự càng dài.
- B. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng dài.
- C. Cả ba phương án đều sai.
- D. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn.
Câu 20: S' là ảnh của S qua thấu kính phân kì. Khi cho S tiến lại gần thấu kính theo đường song song với trục chính thì ảnh S' di chuyển theo những đường nào dưới đây?
- A. Đường SI.
- B. Đường OS.
- C. Đường kẻ từ S' song song với trục chính.
- D. Đường FI.
Câu 21: Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu xanh. Các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc có màu:
- A. trắng
- B. đỏ
C. xanh
- D. vàng
Câu 22: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:
- A. Ánh sáng màu trắng.
- B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
- C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.
- D. Ánh sáng đỏ.
Câu 23: Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu
- A. đỏ
- B. lục
- C. trắng
- D. lam
Câu 24: Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là: đỏ, lục và lam. Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu
- A. kẻ sọc đỏ và lục
- B. kẻ sọc đỏ và lam
- C. kẻ sọc lục và lam
- D. trắng
Câu 25: Tại một điểm trên màn hình tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Nếu ba màu này được kích thích sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?
- A. màu vàng
- B. màu xanh da trời
- C. màu hồng
- D. màu trắng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 5)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 28: Động cơ điện một chiều
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 62: Điện gió Điện mặt trời Điện hạt nhân
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 12: Công suất điện