Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
- A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
- B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
- C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
- D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống
Câu 2: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?
- A. Làm tăng thể tích vật khác.
- B. Làm nóng một vật khác.
- C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
- D. Nổi trên mặt nước.
Câu 3: Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?
- A. Có thể kéo, đẩy các vật
- B. Có thể làm biến dạng vật khác.
- C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật.
- D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng
- A. Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- B. Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.
- C. Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
- D. Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng
- A. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- B. Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Câu 6: Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành
- A. cơ năng
- B. nhiệt năng
- C. cơ năng và nhiệt năng
- D. cơ năng và năng lượng khác
Câu 7: Năng lượng trong pin mặt trời được chuyển hóa như thế nào?
- A. Cơ năng thành điện năng.
- B. Nhiệt năng thành điện năng.
- C. Hóa năng thành điện năng.
- D. Quang năng thành điện năng.
Câu 8: Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?
- A. Cơ năng
- B. Nhiệt năng
- C. Hóa năng
- D. Quang năng
Câu 9: Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?
- A. Nhà máy nhiệt điện đốt than
- B. Nhà máy điện gió
- C. Nhà máy điện nguyên tử
- D. Nhà máy thủy điện
Câu 10: Trong pin mặt trời có sự chuyển hóa:
- A. Quang năng thành điện năng.
- B. Nhiệt năng thành điện năng.
- C. Quang năng thành nhiệt năng.
- D. Nhiệt năng thành cơ năng.
Câu 11: Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây?
- A. Cơ năng thành điện năng
- B. Điện năng thành hóa năng
- C. Nhiệt năng thành điện năng
- D. Điện năng thành cơ năng
Câu 12: Dụng cụ điện nào khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng?
- A. máy khoan bê tông
- B. quạt điện
- C. máy cưa điện
- D. bàn là
Câu 13: Nguồn năng lượng nào dưới đây chưa thể dùng cung cấp làm nhà máy điện?
- A. năng lượng của gió thổi
- B. năng lượng của dòng nước chảy
- C. năng lượng của sóng thần
- D. năng lượng của than đá
Câu 14: Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?
- A. Động năng thành thế năng.
- B. Nhiệt năng thành cơ năng.
- C. Nhiệt năng thành hóa năng.
- D. Hóa năng thành cơ năng
Câu 15: Dụng cụ nào sau đây có biến đổi điện năng thành cơ năng?
- A. máy sấy tóc
- B. đinamo xe đạp
- C. máy hơi nước
- D. động cơ 4 kì
Câu 16: Ánh sáng mặt trời cung cấp một công suất 0,8 kW cho mỗi mét vuông đất. Hiệu suất của pin mặt trời là 10%. Diện tích các mái nhà trong trường học là 2000m2, giả sử các mái nhà này đều là các tấm pin mặt trời thì sẽ cung cấp một công suất điện bao nhiêu cho trường học.
- A. 200kW
- B. 180kW
- C. 160kW
- D. 140kW
Câu 17: Nhà máy điện kiểu nào sau đây không bị ảnh hưởng bởi thời tiết?
- A. Nhà máy điện gió.
- B. Nhà máy điện mặt trời.
- C. Nhà máy thủy điện.
- D. Nhà máy điện hạt nhân.
Câu 18: Chọn điền từ vào chỗ… trong câu sau:
“ Cơ năng bằng tổng… và ….của vật. Đơn vị của cơ năng là…và được kí hiệu là….”.
- A. Nhiệt năng, động năng, độ, C
- B. Động năng, thế năng, Niuton, N
- C. Động năng, thế năng, Jun, J
- D. Thế năng, nhiệt năng, Jun, N
Câu 19: Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là
- A. tránh được ô nhiễm môi trường.
- B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.
- C. tiền đầu tư không lớn.
- D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.
Câu 20: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là :
- A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
- B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
- C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
- D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 37: Máy biến thế
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P4)
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn vật lí (có đáp án kèm theo)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 28: Động cơ điện một chiều
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P3)