Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
- A. 0,5A
- B. 1,5A
- C. 1A
- D. 2A
Câu 2: Biểu thức đúng của định luật Ôm là:
- A. I= R/ U
- B. I= U/ R
- C. U= I/ R
- D. U= R/ I
Câu 3: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.
- B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.
- C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.
- D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.
Câu 4: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.
- A. 10 Ω
- B. 12 Ω
- C. 15 Ω
- D. 13 Ω
Câu 5: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I = 0,12A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này.
b) Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua điện trở R1 có cường độ I1 gấp 1,5 lần cường độ I2 của dòng điện chạy qua điện trở R2. Tính điện trở R1 và R2.
- A. Rtđ = 10 Ω, R1 = 4V, R2 = 6 Ω
- B. Rtđ = 10Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
- C. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 4V, R2 = 6 Ω
- D. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
Câu 6: Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω , R2 = 5Ω , R3 = 3Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch là:
- A. 10V
- B. 11V
- C. 12V
- D. 13V
Câu 7: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
- A. U = U1 = U2
- B. U = U1 + U2
- C. U ≠ U1 = U2
- D. U1 ≠ U2
Câu 8: Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA. Tính điện trở của cuộn dây.
- A. 240 Ω
- B. 12 Ω
- C. 48 Ω
- D. 6 Ω
Câu 9: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
- A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.
- B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.
- C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
- D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
Câu 10: Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U. Biết điện trở suất của nicrom R= . Điện trở của dây dẫn có giá trị là:
- A. 55Ω
- B. 110 Ω
- C. 220 Ω
- D. 50 Ω
Câu 11: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở?
- A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
- B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
- C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
- D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch.
Câu 12: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
- B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
- C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N.
- D. Cả ba câu trên đều không đúng.
Câu 13: Trên nhiều dụng cụ trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?
- A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
- B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
- C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
- D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?
- A. Đèn LED: Quang năng biến đổi thành nhiệt năng.
- B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng.
- C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
- D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng.
Câu 15: Công suất điện cho biết
- A. khả năng thực hiện công của dòng điện.
- B. năng lượng của dòng điện.
- C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
- D. mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Câu 16: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng?
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
- A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua.
- B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
- C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.
- D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 17: Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn? Biết điện trở suất của nikêlin là 0,4.10$^{-6}$ Ω .m và điện trở suất của sắt là 12.10$^{-8}$Ω .m
- A. Dây nikêlin tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn
- B. Dây sắt tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn
- C. Hai dây tỏa nhiệt lượng bằng nhau
- D. Cả ba đáp án đều sai
Câu 18: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?
- A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
- B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
- C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.
- D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.
Câu 19: Sử dụng tiết kiệm điện năng không mang lại lợi ích nào dưới đây?
- A. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
- B. Góp phần phát triển sản xuất.
- C. Góp phần chữa các bệnh hiểm nghèo.
- D. Góp phần làm giảm bớt các sự cố về điện.
Câu 20: Đặt một hiệu điện thế U như nhau vào hai đầu điện trở R1 và R2 biết R2 = 2R1. Nếu hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện là I = 0,2A. Nếu mắc hai điện trở R1 và R2 song song vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện trong mạch chính là
- A. 0,2A
- B. 0,3A
- C. 0,4A
- D. 0,9A
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 51: Bài tập quang hình học
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun - Len xơ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - định luật Ôm
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 48: Mắt