Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy
Câu 1 (Phần Luyện tập -Trang 12) Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
Bài làm:
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn
- Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
- Đọc “Lợn cưới, áo mới” vì sao em lại cười?
- Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng
- Nội dung chính bài: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra những từ nhân hóa được sử dụng
- Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?
- Soạn bài: Thạch Sanh
- Đặt dấu câu vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau
- Bài thơ kể lại về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ
- Từ bài thơ mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em
- Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.