Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng
Ông lão đánh cá và con cá vàng ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, đồng thời phê phán lòng tham, sự bội bạc của người đời. Mụ vợ ông lão là một kẻ tham lam. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Tác giả: A. Puskin (1799 - 1837) - đại thi hào Nga - kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức. Truyện vừa giữ được nét chấ
- Nội dung: Truvện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, đồng thời phê phán lòng tham, sự bội bạc của người đời. Mụ vợ ông lão là một kẻ tham lam. Mụ có lòng tham vô đáy. Phản ứng tăng lên của biển cả tỉ lệ thuận với lòng tham của mụ vợ (mụ đòi cái máng mới => biển gợn sóng êm ả, đòi cái nhà rộng => biển xanh nổi sóng, đòi nhất phẩm phu nhân -> biển nổi sóng dữ dội, đòi làm nữ hoàng => biển nối sóng mù mịt, đòi làm Long Vương ==> biển nồi sóng ầm ầm). Cá vàng trả ơn cho chồng mụ cũng chính là cá trở thành ân nhân của mụ. Do đó, sự vong ân cua mụ không chỉ với ông chồng của mình mà còn cả với cá vàng nữa. Biển cả và cá vàng cũng giận ông lão vì sự khờ dại, nhân nhượng, nhu nhược. Tính nhu nhược tạo cơ hội cho kẻ xấu, kẻ ác tiếp tay cho cường quyền, bạo lực, vua chúa lộng hành.
- Nghệ thuật: Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng do A. Puskin kể lại sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện các yếu tố tưởng tượng hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng những kẻ tham lam bội bạc.
- Tóm tắt tác phẩm: Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.
Về nhà, ông lão kể lại chuyện thả cá vàng cho mụ vợ nghe. Mụ mắng lão một trận và năm lần bắt ông lão ra biển, đòi cá vàng đáp ứng hết yêu cầu này đến yêu cầu khác ngày càng quá đáng của mụ:
Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi" và đòi cá cho làm nữ hoàng.
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
Câu 2: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
Câu 3: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng? (Chú ý thái độ của mụ đôi với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng).
Câu 4: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.
Câu 5: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông lão trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Câu 2: Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Câu 3: Em rút ra được bài học gì từ truyện truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ của em nhân vật con ếch trong truyện ngụ ngon Ếch ngồi đáy giếng
Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài " Ông lão đánh cá và con cá vàng"
=> Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
Xem thêm bài viết khác
- Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật người anh?
- Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bức tranh của em gái tôi
- Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến e cảm mến nhất ở nhân vật này?
- Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha lúc em mắc lỗi
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cây tre Việt Nam
- Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn
- Tìm những từ láy trong bài và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc
- Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
- Đặt dấu câu vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau
- Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này
- Đề 1 bài viết tập làm văn số 6 lớp 6: Tả người gần gũi