Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
11 lượt xem
Câu 1 (Trang 19 – SGK) Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
Bài làm:
1. Tính truyền miệng
- Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
- Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
- Ảnh hưởng:
- Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.
- Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.
2. Tính tập thể
- Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
- Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .
==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Ngoài ra, văn học dân gian còn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Ví dụ:
- Bài ca lao động: Hò sông Mã, hò giã gạo,...
- Bài ca nghi lễ: Hát mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đọc Tiểu Thanh Kí
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm
- Nội dung chính bài Soạn văn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Soạn văn bài: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Bản kế hoạch chuẩn bị Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh còn sơ sài, hãy trao đổi để hoàn thiện bản kế hoạch đó
- Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?
- Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Soạn văn bài: Tóm tắt văn bản tự sự sgk trang 120-122
- Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ A Cổ với một ông già) và trả lời câu hỏi
- Soạn văn bài: Ca dao hài hước
- Nội dung chính bài Đọc Tiểu Thanh kí