Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ A Cổ với một ông già) và trả lời câu hỏi
Câu 2 (Trang 20 – SGK) Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ - A Cổ - với một ông già) và trả lời câu hỏi
A Cổ sung sướng chào:
- Cháu chào ông ạ!
Ông vui vẻ nói:
- A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?
- Thưa ông, có ạ!
(Bùi Nguyễn Khiết)
a. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào ? Nhằm mục đích gì ?
b. Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi hay không, hay để thực hiện những mục đích giao tiếp khác? Nêu mục đích giao tiếp của mỗi câu.
c. Lời nó của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào ?
Bài làm:
a. Các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động :
- Hành động chào (Cháu chào ông ạ !)
- Hành động chào đáp (A Cổ hả ?)
- Hành động khen (Lớn tướng rồi nhỉ ?)
- Hành động hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?)
- Hành động trả lời (Thưa ông, có ạ !).
b. Văn bản có ba câu đều viết ở dạng câu hỏi nhưng:
- Câu (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?) là thực sự để hỏi và A Cổ đã trả lời câu hỏi này.
- Câu “A Cổ hả ?’’ mang hình thức là câu hỏi nhưng thực chất là chỉ câu chào đáp
- Câu “Lớn tướng rồi nhỉ ?’’ là một lời khen, do đó A Cổ không trả lời.
c. Lời nói của nhân vật đã chứng tỏ A Cổ và ông già có mối quan hệ khá thân thiết với nhau:
- Lời của nhân vật A Cổ đối với ông thể hiện sự kính trọng (Thưa ông, ạ).
- Lời của ông già thể hiện thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu (hả, nhỉ).
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày bản kế hoạch cá nhân muốn tham gia khóa đào tạo tin học
- Nội dung chính bài Văn bản
- Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về: Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường thấp kém?
- Nội dung chính bài chính bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.
- Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời)...
- Soạn văn bài: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Soạn văn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Soạn văn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Soạn văn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?
- Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ