Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm công gạt nợ nhà thống lí Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và A Phủ có gì khác nhau?
398 lượt xem
Câu 2: Trang 15 sgk ngữ văn 12 tập 2
Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm công gạt nợ nhà thống lí Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và A Phủ có gì khác nhau?
Bài làm:
Tính cách nhân vật A Phủ qua các tình huống:
- A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử: A Phủ là người tự do, hồn nhiên chất phác, bảo vệ lẽ phải. "Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lang vào giữa mặt. Nó vừa kịp bung tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. Hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dồn dập thể hiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt. Cuộc sống khổ cực (nhà nghèo, cha mẹ chết trong trận dịch đậu mùa) đã hun đúc A Phủ tính cách ham chuộng tự do, một sức sống mãnh liệt, một tài năng lao động đáng quý: "biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo". A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.
- Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong lần lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm". Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tưọng đá. Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lí Pá Tra. Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.
- Khi về nhà thống lí Pá Tra làm công gạt nợ A Phủ vẫn luôn làm việc chăm chỉ,và A Phủ là một người trung thực bởi khi bò bị hổ bắt mất. A Phủ có thể bỏ trốn tuy nhiên A Phủ không hề bỏ trốn mà vẫn về nhà báo với thống lí và chịu trói.
Bút pháp của Tô Hoài khi miêu tả nhân vật Mị có những nét khác với khi miêu tả nhân vật A Phủ. Tác giả dành cho Mị những trang văn buồn thương, đau xót; còn với A Phủ, tác giả dùng những lời văn mạnh mẽ, rắn rỏi (bên những câu buồn thương, đau xót xuống nhân vật Mị).
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét về thái độ kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm
- Soạn văn bài: Số phận con người
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ông già và biển cả
- Tại sao phần mở bài, kết bài sau chưa đạt yêu cầu? Anh chị hãy viết lại để cho nó hay hơn, phù hợp hơn
- Soạn văn 12 bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ trang 192
- Nội dung chính bài Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
- Viết bài làm văn số 6 Ngữ văn lớp 12 trang 67 sgk
- Anh (chị) cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua
- Nội dung chính bài Hồn Trương Ba da hàng thịt
- Đề 2 bài làm văn số 6 lớp 12 trang 68 sgk: phân tích hình ảnh...
- Nội dung chính bài Rừng xà nu
- Dựa vào nội dung truyện giải thích nhan đề vợ nhặt. Qua hiện tượng nhặt được vợ của Tràng anh chị hiểu gì về tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945?