Nội dung chính bài Rừng xà nu
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Rừng xà nu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
Nguyễn Trung Thành (bút danh là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân liên khu V. Những năm tháng lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã giúp ông hiểu biêt sâu sắc về Tây Nguyên, để sau khi tập kết ra Bắc ông có đủ vốn hiểu biết viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông tiếp tục cóng hiến cho phong tào văn học nước nhà. Ông từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ
- Tác phẩm
Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 (ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965), sau đó in trong tập trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc là một trong số tác phẩm nổi tiếng nhất trong các sáng tác của Nguyễn Trung Thành viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
2. Phân tích văn bản
- Hình tượng rừng xà nu
Rừng xà nu làm hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Đây là loài cây phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Cây xà nu gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, cây trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước pháo đạn quân thù. Rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu tượng cho đau thương cho dân làng Xô Man trong chiến tranh chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những đau thương mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh. Hình ảnh rừng xa nu xuất hiện trong xuyên xuốt tác phẩm nhằm dụ ý để lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng về một rừng cây kiên cường sống và hướng về ánh sáng. Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến.
- Các thế hệ anh hùng Tây Nguyên
Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man.
a) Cụ Mết
Cụ Mết “Quắc thước như một cây xà nu lớn” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi. Cụ Mết như một cây xà nu cổ thụ lớn, luôn yêu thương và che chở cho dân làng. Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên – quả quyết, gan dạ, sáng suốt, có lập trường, lí trí, biết nhìn xa trông rộng.
c) Nhân vật Dít và bé Heng
Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp người cán bộ cách của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh. Dít là Là người con gái dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để chiến đấu và trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc.
Bé Heng còn nhỏ tuổi nhưng đã tham gia làm nhiệm vụ cách mạng:cô gái nhỏ ấy thông thuộc từng hố chông, từng chiến điểm để làm liên lạc, dẫn đường cho cán bộ cách mạng, cho khách đến làng. Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để cho cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
b) Tnú
Trước hết, Tnú là chàng trai có hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhưng lại vô cùng gan góc, dũng cảm, mưu trí.
Anh Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong tình yêu thương của dân làng Xô man, dưới sự chở che của cánh rừng xà nu và những lời dạy bảo của từ Mết, Tnú đã sớm bộc lộ bản lĩnh, sự gan góc, kiên cường. Cậu bé dáng người nhỏ bé khi đó đã xung phong làm liên lạc, truyền tin và đưa đón biết bao người cộng sản vượt suối, băng rừng để tránh sự lùng bắt của giặc. Cậu bé dáng người nhỏ xíu khi đó vẫn xung phong làm liên lạc, truyền tin và đưa đón biết bao người cộng sản vượt suối, băng rừng trốn tránh sự lùng bắt của giặc.
Tnú còn có một trái tim yêu thương và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Được dân làng yêu thương, bảo bọc nên Tnú gắn bó với buôn làng,coi dân làng như những người cha, người mẹ, người em của mình, gắn bó với mảnh đất và cánh rừng xà nu bạt ngàn của nơi đây. Tnú giúp đỡ cách mạng, trở thành một người cộng sản cũng vì yêu thương và muốn bảo vệ quê hương khỏi nanh vuốt của kẻ thù. Tình yêu của Tnú còn thể hiện qua hành động xông ra để cứu mẹ con Mai, dù biết chắc hai bàn tay trắng của mình không thể chống lại súng của bọn thằng Dục. Mai và con anh bị giết chết ngay trước mắt. Giặc tàn phá quê hương, tàn phá thân thể và cướp đi cả gia đình anh. Đối với dân làng, Tnú là một biểu tượng cho sức mạnh, niềm tin và ý chí. Bên cạnh lời kể của cụ Mết, Tnú là hiện thân của những khát vọng vươn lên, đấu tranh và không bao giờ chùn bước. Mỗi lời anh nói, mỗi hành động của anh đều khiến dân làng Xô Man tự hào và có thể để lại một tầm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân Xô Man.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Ý nghĩa nhan đề và tóm tắt truyện của văn bản
a) Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
Ý nghĩa hiện thực khi mà nhà văn nói về cây xà nu - một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, cây này chết lại có cây khác mọc lên.Cây xà nu luôn mang ý nghĩa lớn, gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
Ý nghĩa biểu tượng thể hiện sức sống mãnh liệt của cây xà nu cũng giống như phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhan đề Rừng xà nu còn gợi lên chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thị, bi tráng của thiên truyện ngắn đặc sắc này.
b, Tóm tắt văn bản
Tnú về thăm làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ kí chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho cả làng nghe. Tiếng nói rất trầm. " Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta". Cụ Mết kể về những lần dân làng bị bọn giặc tra tấn, giết hại. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng nó được vượt thác, xé rừng mà, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc Nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị giặc đày đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, cùng dân làng Xô Man chuẩn bị khởi nghĩa. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ổn về vây ráp làng. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai.Vì thương con, thương vợ, tay không Tnu cứu hai mẹ con. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay anh. Cụ Mết và 10 thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và giết chết tất cả 10 tên ác ôn cứu được Tnú. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng..." Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy... thằng Dục, "đúng chớ... chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!". Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.
2. Phân tích chi tiết văn bản
- Hình tượng rừng xà nu
Rừng xà nu làm hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Đây là loài cây phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Cây xà nu gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, cây trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước pháo đạn quân thù. Rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu tượng cho đau thương cho dân làng Xô Man trong chiến tranh chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những đau thương mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh. Hình ảnh rừng xa nu xuất hiện trong xuyên xuốt tác phẩm nhằm dụ ý để lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng về một rừng cây kiên cường sống và hướng về ánh sáng. Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến.
Rừng xà nu là hình tượng xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, chứng minh sự gắn kết không dời với đồng bào Tây Nguyên.
Rừng xà nu có mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó sâu sắc với mảnh đất Tây Nguyên ngay cả trong những mối quan hệ hằng ngày.
Những bếp lửa đốt bằng cây xà nu.
Lửa mười đầu ngón tay Tnú bị đốt cũng tẩm bằng nhựa cây xà nu.
Khói xà nu làm thành bảng đen cho Tnú và Mai học chữ.
Dân làng Xô Man sống cùng cây xà nu, hẹn hò nhau dưới bóng cây xà nu.
Cụ Mết kể chuyện cho dân làng nghe bằng ngọn lửa từ nhựa cây xà nu chiếu sáng cho cả dân làng mài giáo đánh giặc.
Cây Xà Nu đã ăn sâu vào suy nghĩ, tiềm thức của người dân Xô Man
=> Đó là một mối quan hệ rất đặc biệt, gắn bó khăng khít và trở thành một phần máu thịt, biểu tương không thể thiếu của dân làng Xô Man
Thế nhưng rừng xà nu lại phải chịu sự tàn phá dữ dội của chiến tranh: cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương, có những cây bị chặt đứt đổ ào ào như trận bão, vết thương không lành được loét mãi ra năm mười hôm thì cây chết. Thế nhưng cây mẹ chết lại có cây con mọc.
=> Thể hiện sức sống mãnh liệt, sinh sôi, nảy nở rất nhanh và không bao giờ bị diệt tận gốc của cây xà nu: “cạnh cây xà nu mới gục ngã đã có 4,5 cây con mọc lên”, “cây mẹ ngã đã có cây con mọc lên”, “nó vẫn sống đấy (…) Đố nó giết hết rừng xà nu này”. Đây cũng là hình ảnh biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ và của các thế hệ con người Tây Nguyên luôn chiến đấu về bảo vệ buôn làng của mình.
Xà nu là loại cây ham ánh sáng mặt trời: “Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời tới thế (…) thơm mỡ màng”.
=> Biểu tương cho con người Tây Nguyên uôn khao khát tự do và có một sức sống mãnh liệt.
- Các thế hệ anh hùng Tây Nguyên
Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man.
a) Cụ Mết
Cụ Mết “Quắc thước như một cây xà nu lớn” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi.
Ngoại hình của cụ Mết: Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má láng bóng, ngực căng như một cây xà nu lớn
Tính cách của cụ: Cụ Mết như một cây xà nu cổ thụ lớn, luôn yêu thương và che chở cho dân làng. Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên – quả quyết, gan dạ, sáng suốt, có lập trường, lí trí, biết nhìn xa trông rộng.
c) Nhân vật Dít và bé Heng
Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp người cán bộ cách của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
Dít là Là người con gái dũng cảm, có sức chịu đựng phi thường, biết nén đau thương để chiến đấu và trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, giặc bắn súng dọa vẫn không khai, chị mất nhưng không khóc,…
Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
Bé Heng còn nhỏ tuổi nhưng đã tham gia làm nhiệm vụ cách mạng:cô gái nhỏ ấy thông thuộc từng hố chông, từng chiến điểm để làm liên lạc, dẫn đường cho cán bộ cách mạng, cho khách đến làng. Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để cho cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
b) Tnú
Trước hết, Tnú là chàng trai có hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhưng lại vô cùng gan góc, dũng cảm, mưu trí.
Anh Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong tình yêu thương của dân làng Xô man, dưới sự chở che của cánh rừng xà nu và những lời dạy bảo của từ Mết, Tnú đã sớm bộc lộ bản lĩnh, sự gan góc, kiên cường. Cậu bé dáng người nhỏ bé khi đó đã xung phong làm liên lạc, truyền tin và đưa đón biết bao người cộng sản vượt suối, băng rừng để tránh sự lùng bắt của giặc. Cậu bé dáng người nhỏ xíu khi đó vẫn xung phong làm liên lạc, truyền tin và đưa đón biết bao người cộng sản vượt suối, băng rừng trốn tránh sự lùng bắt của giặc.
Tnú còn có một trái tim yêu thương và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Được dân làng yêu thương, bảo bọc nên Tnú gắn bó với buôn làng,coi dân làng như những người cha, người mẹ, người em của mình, gắn bó với mảnh đất và cánh rừng xà nu bạt ngàn của nơi đây. Tnú giúp đỡ cách mạng, trở thành một người cộng sản cũng vì yêu thương và muốn bảo vệ quê hương khỏi nanh vuốt của kẻ thù. Tình yêu của Tnú còn thể hiện qua hành động xông ra để cứu mẹ con Mai, dù biết chắc hai bàn tay trắng của mình không thể chống lại súng của bọn thằng Dục. Mai và con anh bị giết chết ngay trước mắt. Giặc tàn phá quê hương, tàn phá thân thể và cướp đi cả gia đình anh. Đối với dân làng, Tnú là một biểu tượng cho sức mạnh, niềm tin và ý chí. Bên cạnh lời kể của cụ Mết, Tnú là hiện thân của những khát vọng vươn lên, đấu tranh và không bao giờ chùn bước. Mỗi lời anh nói, mỗi hành động của anh đều khiến dân làng Xô Man tự hào và có thể để lại một tầm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân Xô Man.
Tnú là một người chiến sĩ dũng cảm và trung thành
Tnú có tính cách Gan góc, gan lì, thông minh, sáng dạ: khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết
Dũng cảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng: bị lửa đốt mười đầu ngón tay Tnú không thèm kêu van, không khai ra, bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành với tổ quốc, đất nước.
Tnú là chàng trai có tính kỉ luật cao: cấp trên cho về một đêm thì Tnú về một đêm, sáng hôm sau lại đi ngay.
Tnú là người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ, con: Khi chúng kiến cảnh mẹ con Mai bị tra tấn “con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”, “Tnú nhảy xổ ra” dù biết với bàn tay trắng anh không thể làm gì.
Tnú là người con của buôn làng Xô Man, luôn nhớ đến dù đi đâu vẫn đầy tình nghĩa với dân làng: xin về thăm làng để nước suối của làng giội lên người.
⇒ Tnú là người con ưu tú của núi rừng Tây Nguyên, là nòng cốt của cuộc kháng chiến, biết nén đau thương của cá nhân vì lợi ích của cả cộng đồng, dân tộc.
=> Tất cả họ là một tập thể anh hùng, là sự nối tiếp nhau qua các thê hệ, biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.
3. Tổng kết
- Nội dung
Nói về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man, và với bài học trong kháng chiến của cụ Mết - trưởng bản, đúc kết "Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo". Qua đó làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ cách mạng gan góc, dũng cảm Tnú. Câu chuyện về cuộc đời của Tnú - một người con của núi rừng Tây Nguyên, của bản làng Xô Man.
- Nghệ thuật
Rừng Xà Nu được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể qua lời kể của cụ Mết. Mang không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết. Xây dựng được những hình tượng cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu - những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên. Ngôn ngữ mang đậm chất Tây Nguyên.
- Ý nghĩa
Rừng xà nu là một tác phẩm mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn giản dị, giàu hình ảnh đặc dắc , tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ của núi rừng, của con người Tây Nguyên trong kháng chiến.
Xem thêm bài viết khác
- Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh chị cảm nhận
- Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng (lúc quyết định lấy vợ..) Soạn văn bài Vợ nhặt - Ngữ văn 12
- Anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy –e:” Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do
- Anh (chị) hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đao? Trình bày những suy nghĩ của anh chị về vấn đề này trong nhà trường và trong xã hộ hiện nay?
- Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.
- Buy- phông, nhà văn Pháp nổi tiếng có viết :”phong cách chính là người”. Anh chị hiểu ý kiến đó như thế nào?
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 12 kì 2
- Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
- Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học?
- Đề 3 bài làm văn số 6 lớp 12 trang 68 sgk: về một truyện ngắn...
- Có người cho rằng, giá trị cao quý nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người hay nói như Thạch Lam
- Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống của Việt Nam? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc