Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, ngắn gọn, hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung của bài cùng với khái niệm từ trái nghĩa, cách sử dụng từ trái nghĩa, các em cùng tham khảo nhé
Từ trái nghĩa
Câu hỏi: Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực
Trả lời:
9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực: gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,…
Tìm hiểu thêm:
Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, thẳng thực, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực, …
1. Từ trái nghĩa là gì?
Chúng ta thường xuyên bắt gặp các từ như: cao - thấp, già - trẻ, khỏe - yếu,…để miêu tả hoặc chỉ tính chất của người hoặc vật. Và đây chính là các cặp từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là gì? Từ trái nghĩa được dùng là những từ, cặp từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa.
Ví dụ như: “Chồng thấp mà lấy vợ cao - Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.
Một câu thơ đưa từ trái nghĩa vào vừa thể hiện sự tương phải về đối tượng nói đến, vừa có vai trò phân tích cụ thể những hiện tượng thực tế trong cuộc sống được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm của dân gian.
Tuy nhiên, đối với những từ ngữ có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa, điều này được thể hiện rõ rệt qua câu nói: “Nhà cậu tuy bé mà xinh” hay “Cô ấy đẹp nhưng lười”.
Có thể thấy các cặp từ: bé - xinh; Đẹp - lười nghe ra có vẻ là đối lập nhưng lại không hề, bời chúng không nằm trong quan hệ tương liên.
2. Phân loại từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.
Ví dụ: dài - ngắn; cao - thấp; xinh đẹp - xấu xí; to - nhỏ; sớm - muộn; yêu - ghét; may mắn - xui xẻo; nhanh - chậm;…
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.
Ví dụ: nhỏ - khổng lồ; thấp - cao lêu nghêu; cao - lùn tịt;…
3. Tác dụng của từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau.
- Từ trái nghĩa là một yếu tố quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
- Nó giúp làm nổi bật những nội dung chính mà tác giả, người viết muốn đề cập đến.
- Giúp thể hiện cảm, tâm trạng, sự đánh giá, nhận xét về sự vật, sự việc.
- Có thể sử dụng cặp từ trái nghĩa để làm chủ đề chính cho tác phẩm, đoạn văn đó.
- Đây là một biện pháp nghệ thuật mà khi viết văn nghị luận, văn chứng minh chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.
4. Cách sử dụng từ trái nghĩa
Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:
- Tạo sự tương phản
+ Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.
Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.
Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.
- Để tạo thế đối
+ Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.
- Để tạo sự cân đối
+ Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.
Kết luận: Sử dụng từ trái nghĩa đúng lúc, hoàn cảnh sẽ giúp câu thơ, lời văn in sâu trong lòng người đọc hơn.
5. Ví dụ về từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa với anh hùng là: bạc nhược, hèn nhát, nhát gan,…
- Từ trái nghĩa với ác là: hiền, hiền lành, lương thiện, nhân từ,…
- Từ trái nghĩa với ẩm là: hanh, hanh hao, hanh khô, se, …
- Từ trái nghĩa với ân cần là: dửng dưng, lạnh lùng, lạnh nhạt, chiếu lệ, thờ ơ, hờ hững,…
- Từ trái nghĩa với bảo vệ là: phá hủy, tàn phá, hủy diệt, tiêu diệt, …
- Từ trái nghĩa với biết ơn là: bội bạc, vô ơn, bội ơn, bất nghĩa, …
- Từ trái nghĩa với béo là: gầy, gầy nhẳng, gầy nhom, ốm,…
- Từ trái nghĩa với biếng nhác là: chăm chỉ, siêng năng, cần cù, …
- Từ trái nghĩa với chăm chỉ là: biếng nhác, lười biếng, lười nhác,…
- Từ trái nghĩa với can đảm là: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, yếu hèn, …
- Từ trái nghĩa với cao là: thấp, lùn, lùn tè, trũng, …
- Tác dụng của tính từ trong tiếng Việt
- Tác dụng của từ ghép
- Từ láy toàn bộ là gì?
- Ví dụ từ láy bộ phận
- Ví dụ từ láy toàn bộ
- Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi
- Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ "kêu" trong câu: "Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng"
- Tìm 5 từ ghép chính phụ có 3 tiếng trở lên (tránh lập lại âm tiết nhiều lần giữa các từ)
- Bài tập về dấu ngoặc kép lớp 4
Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần hướng dẫn chi tiết này sẽ giúp các em củng cố kiến thức, qua đó áp dụng tốt vào giải các bài tập về từ trái nghĩa. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Tóm tắt truyện Những hạt thóc giống Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Từ là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với từ miêu tả tiếng cười Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Đề trắc nghiệm tiếng Việt 4 học kì 1 Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Từ đơn là gì? Từ phúc là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Bài tập tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Lời dẫn trực tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Lời dẫn gián tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao Ôn tập tiếng Việt lớp 4