Ví dụ từ láy bộ phận Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Ví dụ từ láy bộ phận được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay ngoài hướng dẫn các em trả lời câu hỏi còn giúp các em nắm vững khái niệm từ phức là gì, cấu tạo cũng như phân loại từ phức. Các em cùng tham khảo bài học dưới đây nhé

Câu hỏi: Ví dụ từ láy bộ phận

Trả lời:

Từ láy bộ phận bao gồm:

+ Láy âm (nguyên âm): là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Long lanh: láy âm đầu là “l”

+ Láy vần (phụ âm): là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Tím lịm: láy vần “im”

1. Khái niệm từ phức là gì?

Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

Đặc điểm của từ phức:

- Từ phức chính là từ ghép

- Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

2. Cấu tạo của từ phức

 Ví dụ từ láy bộ phận

Về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:

Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng.

Ví dụ: vui vẻ

Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tinh thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.

Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.

Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng.

Ví dụ: lay láy (Cả hai tiếng này đều không có nghĩa rõ ràng).

Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.

Ví dụ: xinh xắn

Xinh có nghĩa rõ ràng còn xắn không có nghĩa rõ ràng.

Kết luận: Từ phức về cấu trúc do các tiếng kết hợp tạo thành nhưng về nghĩa thì không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ.

Các từ phức ở những ví dụ trên đây đều có nghĩa và nghĩa của các từ thường khác với nghĩa của từng tiếng khi tách riêng ra. Khi dùng từ phức, người ta chú ý dùng theo nghĩa của cả từ chứ không dùng theo nghĩa của từng tiếng trong từ đó.

3. Phân loại từ phức

Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy.

Từ ghép là gì?

Từ ghép là bộ phận con của từ phức. Bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau. Ví dụ: nhà ở, xe cộ, ruộng vườn, giao thông… Từ ghép lại được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.

Ví dụ:

Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…

Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…

Ngoài ra, căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta còn chia làm hai loại. Đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Từ láy là gì?

Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành. Cụ thể mục đích của từ láy giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp. Từ láy được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ.

Loại từ này có một vẻ đẹp rất riêng. Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.

Ví dụ: Rầm rầm, khanh khách, lung linh…

Phân loại từ láy

Để phân loại cũng như giúp mọi người hiểu hết được vẻ đẹp của từ láy, người ta lại chia làm 4 loại nhỏ hơn.

Đó là láy âm, láy vần, láy tiếng và lấy cả âm lẫn vần. Ngoài ra người ta còn gọi là láy đôi, láy ba, láy từ…

Nghĩa của từ láy được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc. Theo hướng mở rộng hay thu hẹp. Tăng cường hoặc giảm nhẹ.

Ví dụ: lo lắng có ý nghĩa cụ thể tăng cường hơn so với từ đơn lo.

Một số từ láy bị giảm nhẹ hoặc bị thu hẹp bớt nghĩa của các hình vị cơ sở.

Ví dụ: tim tím có nghĩa giảm nhẹ hơn từ tím.

Một số từ láy có cùng khuôn vần và có cùng mô hình cấu tạo thường có cùng một giá trị ngữ nghĩa nào đấy.

Ví dụ: vuông vắn, thẳng thắn, ngay ngắn thường diễn đạt một chuẩn mực.

Dựa vào phân loại trên có thể biết được từ quanh co là từ ghép hay từ láy. Quanh co chính là từ ghép.

Ví dụ: phân loại từ trong câu sau đây

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục, ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

Ví dụ từ láy bộ phận được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với hướng dẫn cụ thể, chi tiết sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn, qua đó áp dụng tốt để giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 43 lượt xem