Đặt câu với từ râm ran? Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Đặt câu với từ râm ran? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi đặt câu với từ râm ran chi tiết, cụ thể giúp các em nắm bài tốt hơn, ngoài ra các em nắm được cá thành phần chính và thành phần phụ trong câu...Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.

Câu hỏi: Đặt câu với từ râm ran?

Trả lời:

Đặt câu với từ "râm ran":

1. Tiếng gà gáy râm ran khắp xóm

2. Tiếng râm ran này là của ve sầu.

3. Ngứa râm ran ở ngón chân và tay.

4. Mỗi sáng sớm mai thức dậy gà rừng gáy râm ran.

5. Nghe râm ran bác mới là kẻ quẹt que diêm để đổ tội cho cháu.

6. Những chọn lựa của cậu tối nay sẽ râm ran theo thời gian, thay đổi định mệnh cũng như số phận

7. Những chọn lựa của cậu tối nay sẽ râm ran theo thời gian, thay đổi định mệnh cũng như số phận.

8. Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Đã râm ran nhiều câu chuyện về những cuộc thử nghiệm ở Baskerville.

9. Râm ran từ giải Oscar, doanh thu phòng vé tốt, sự đồng thuận ý tưởng về những gì một phim Hollywood. chất lượng cần

10. Các thành viên trong gia đình thay phiên nhau canh lửa nồi bánh suốt đêm , rồi râm ran kể chuyện nhau nghe về những cái Tết đã qua.

Phân biệt các thành phần chính và thành phần phụ trong câu

Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp trong câu có 3 thành phần chính gồm chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong đó:

+ Thành phần chính: là chủ ngữ và vị ngữ là bắt buộc phải có mặt trong câu.

+ Thành phần phụ: Trạng ngữ không bắt buộc có mặt trong câu.

Ví dụ: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

Trong đó:

+ Chẳng bao lâu: là trạng ngữ.

+ Tôi: là chủ ngữ

+ Đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: là vị ngữ.

Nếu bỏ thành phần trạng ngữ thì câu trong ví dụ trên “Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” vẫn có nghĩa.

Nếu lược bỏ thành phần chủ ngữ thì câu “ Chẳng bao lâu, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” không có nghĩa gì vì không tồn tại chủ ngữ.

Hoặc nếu lược bỏ thành phần vị ngữ “ Chẳng bao lâu, tôi” cũng không mang bất kỳ ý nghĩa nào.

Định nghĩa và ví dụ các thành phần khác của câu

a - Chủ ngữ (CN):

Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta đặt câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? Việc gì?...

b - Vị ngữ (VN):

Là một trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu, VN thường đứng sau CN (song đôi khi, để gây sự chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN). Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi: ...làm gì? ...như thế nào? ....là gì?

c - Trạng ngữ (TN):

Là bộ phận phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. TN bổ sung tình huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,...). Câu có thể có hoặc không có TN. TN thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều TN. Các TN có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.

d - Định ngữ (ĐN):

Là bộ phận phụ của câu. ĐN bổ sung ý nghĩa cho danh từ (DT) trong câu. DT nào trong câu cũng có thể có ĐN. Các ĐN có thể đứng trước hoặc đứng sau DT. ĐN đứng trước chỉ số lượng, khối lượng; ĐN đứng sau chỉ đặc điểm, sở hữu.

e - Bổ ngữ (BN):

Là thành phần phụ của câu. BN bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT trong câu. BN phụ cho động từ (ĐT) thêm các ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, cách thức,...BN phụ cho tính từ (TT) thêm các ý nghĩa về đối tượng, mức độ,...của tính chất. ĐT, TT nào trong câu cũng có thể có BN, Các BN có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT, TT.

Lưu ý: TN phụ cho cả khối câu còn ĐN, BN chỉ phụ cho một từ trong câu.

+ Các bước xác định ĐN (xác định BN cũng thực hiện tương tự):

- Bước 1: Tách câu thành 3 khối lớn (CN, VN và TN (nếu có))

- Bước 2: Xác định DT (ĐT, TT) có ở từng khối.

- Bước 3: Tìm những từ đứng trước và sau DT (ĐT, TT), bổ sung ý nghĩa cho DT (ĐT, TT) đó.

VD: Chúng em // chăm chỉ / học tập (yếu tố chăm chỉ được nhấn mạnh).

Tính từ BN

Chúng em // học tập / chăm chỉ (hoạt động học tập được nhấn mạnh)

Động từ BN

Như vậy, nếu trong câu có 2 động từ (hoặc tính từ) thì yếu tố nào được nhấn mạnh (đứng trước) là bộ phận chính; còn yếu tố kia (đứng sau) là bộ phận phụ (làm BN). Đây cũng là cách để ta áp dụng tìm ĐT hoặc TT chính làm VN trong câu.

Đặt câu với từ râm ran? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố thêm kiến thức cũng như qua bài này các em chuẩn bị bài giảng mới tốt hơn. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 208 lượt xem