Khái niệm từ phức Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Khái niệm từ phức được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên, các em cùng tìm hiểu thêm về cấu tạo từ phức, cách phân định ranh giới từ đơn và từ phức là gì từ đó các em áp dụng tốt vào giải bài tập từ phức. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo
Từ đơn từ phức
Câu hỏi: Từ phức là gì
Trả lời:
- Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.
1. Từ phức
Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:
+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.
+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…
Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.
– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:
+ Láy bộ phận.
Từ láy bộ phận là chỉ láy một phần trong cấu tạo của tiếng, phần vần hoặc phần phụ âm đầu. Trong từ láy bộ phận lại chia thành láy âm và láy vần.
+ Láy toàn bộ.
Láy toàn bộ không phải là lặp lại âm thanh một cách nguyên vẹn mà là sự lặp âm thanh có biến đổi và có tác dụng tạo nghĩa biểu trưng cho từ. Sự biến đổi này tạo nên quy tắc hòa phối ngữ âm chặt chẽ cho từ.
2. Cấu tạo của từ phức
Về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:
Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng.
– Ví dụ: vui vẻ
Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tinh thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.
Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.
Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng.
– Ví dụ: lay láy (Cả hai tiếng này đều không có nghĩa rõ ràng).
Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.
– Ví dụ: xinh xắn
Xinh có nghĩa rõ ràng còn xắn không có nghĩa rõ ràng.
Kết luận: Từ phức về cấu trúc do các tiếng kết hợp tạo thành nhưng về nghĩa thì không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ.
3. Cách phân định ranh giới từ đơn và từ phức là gì?
Để phân biệt giữa từ đơn và từ phức, có hai cách làm như sau:
Cách 1: Chêm xen từ
Nếu sau khi thêm một từ mới vào tổ hợp từ khiến cho chúng trở nên tách rời nhưng ngữ nghĩa vẫn được giữ nguyên thì có thể nói tổ hợp từ đó được cấu thành từ những từ đơn.
Ví dụ:
Uống nước => Uống nhiều nước
Lướt sóng => Lướt trên sóng
Khi thêm các từ đơn khác vào, hai tổ hơn “uống nước” và lướt sóng chỉ bổ sung thêm thông tin, sắc thái chứ không thay đổi về ngữ nghĩa. Như vậy có thể khẳng định chúng được tạo thành từ hai từ đơn.
Cách 2: Suy luận từ nghĩa gốc của từ xem có sự chuyển nghĩa hay không
Ví dụ: “Áo dài” vốn là một từ được kết hợp từ hai từ đơn, nhưng yếu tố đứng sau là từ “dài” đã bị mờ nghĩa.
4. Các câu hỏi về từ đơn và từ phức
- Tại sao từ “uống nước” không phải là từ phức mà lại được tạo thành từ từ đơn?
“Uống nước” là tổ hợp được tạo thành từ hai từ đơn bởi liên kết của hai tiếng trong từ không chặt chẽ, khi chêm xen các yếu tố khác thì ngữ nghĩa cũng không đổi. Ví dụ như “uống ít nước”, “uống nhiều nước”… Ngoài ra còn có thể thay đổi các yếu tố trong từ với những yếu tố khác. Ví dụ như “uống rượu”, “uống chè”, “uống trà”…
- Tại sao các từ như “điện thoại”, “ô tô”, “chăm chỉ” lại là từ phức?
Đây là những từ phức bởi khi chúng ta tách riêng hai yếu tố, ngữ nghĩa của các yếu tố này không còn mang ý nghĩa như ban đầu. Hoặc có sắc thái nghĩa nhưng đã bị mờ đi, bị chuyển nghĩa.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp các em hiểu hơn khái niệm từ đơn và từ phức là gì cũng như cách phân biệt giữa hai thuật ngữ này.
5. Bài tập vận dụng
Câu 1: Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /
Rất công bằng, rất thông minh.
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Lâm Thị Mỹ Dạ
Trả lời:
Rất / công bằng, / rất / thông minh /
Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang /
+ Từ đơn: rất, vừa, lại.
+ Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
Câu 2: Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:
+ 3 từ đơn
+ 3 từ phức
Trả lời:
+ 3 từ đơn: đi, đứng, ngồi.
+ 3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh.
Câu 3: Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.
M: (Đặt câu với từ đoàn kết)
Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
Trả lời:
+ Sáng nay tôi đi học sớm.
+ Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
- Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình
- Ý nghĩa câu chuyện Ba lưỡi rìu?
- Cách trình bày bài văn kể chuyện hay nhất
- Cách trình bày bài văn viết thư
- Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?
- Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
- Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Kết bài không mở rộng là gì?
Khái niệm từ phức được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng qua bài này các em sẽ nắm được khái niệm của từ phức cũng như cấu tạo của từ phức, ngoài ra phần bài tập sẽ giúp các em củng cố phần kiến thức. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Lời dẫn trực tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Lời dẫn gián tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Em hãy viết thư gửi cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể cho người thân nghe về ước mơ của em Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Viết vào vở đoạn văn miêu tả đồ chơi hoặc trò chơi Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Danh từ chung là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Danh từ riêng là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Trái nghĩa với trung thực là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Viết tên 5 đồ vật có tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr Ôn tập tiếng Việt lớp 4