Bài tập xác định từ loại Tiếng Việt lớp 4

  • 2 Đánh giá

Bài tập xác định từ loại được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Dưới đây là tổng hợp kiến thức về Bài tập xác định từ loại, giúp các em nắm bài tốt hơn. Để tìm hiểu chi tiết về xác định loại từ, các em tham khảo bài dưới đây nhé

1. Từ loại là gì

Các từ giống nhau về mặt đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt khái quát gọi là từ loại.

Từ loại được chia thành nhiều loại. Cơ bản trong hệ thống Tiếng Việt gồm có: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, chỉ từ, số từ, lượng từ…Ngoài ra còn có quan hệ từ, tình thái từ, phó từ…

2. Các từ loại thường gặp

Danh từ

Danh từ là từ loại để nói về các sự vật, hiện tượng hay gọi tên con người, sự vật, khái niệm, đơn vị. Danh từ thường đảm nhiệm chủ ngữ trong câu.

Ví dụ: nắng, mưa, bão, tuyết, chớp, sấm…

Động từ

Là từ loại chỉ các hành động, trạng thái của sự vật và con người. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.

Ví dụ: chạy, nhảy, bơi, đạp, đánh…; vui, hờn, giận, ghét…

Người ta thường chia động từ thành nội động từ và ngoại động từ

+ Nội động từ: những từ đi sau chủ ngữ và không có tân ngữ theo sau

Ví dụ: Mọi người chạy/ Anh ấy bơi…

+ Ngoại động từ: là những từ có tân ngữ theo sau

Ví dụ: Cô ấy làm bánh/ Họ ăn cơm…

Tính từ

Là từ loại chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, trạng thái của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: đẹp, xấu, vàng, cam, tím, to, nhỏ…

Đại từ

Là những từ để trỏ người, chỉ vật, hiện tượng được nhắc tới.

Tôi, họ, nó, chúng ta…

Số từ

Những từ chỉ số lượng và thứ tự gọi là số từ.

Ví dụ: thứ tự: một, hai, ba…(số đếm); số lượng: một trăm, ba vạn, một vài, mấy, mươi…

Chỉ từ

Những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để xác định trong một khoảng không gian, thời gian cụ thể gọi là chỉ từ. Thường làm phụ ngữ cho danh từ hoặc cũng có thể làm chủ ngữ trong câu.

Ví dụ: đấy, kia, ấy, này…

Quan hệ từ

Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa, mối quan hệ của bộ phận, của các sự vật, hiện tượng

Quan hệ từ dùng để nối: và, rồi, với, hay, nhưng, mà…

Tình thái từ

Những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hay biểu thị trạng thái cảm xúc của con người được gọi là tình thái từ

Ví dụ: Em đi làm nhé!/ Mọi người đã ăn cơm chưa?/ Bác không về quê à?…

Thán từ

Gồm những từ được sử dụng nhằm giúp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người hoặc dùng với chức năng gọi đáp gọi là thán từ. Thán từ thường dùng trong câu cảm thán và đi sau dấu chấm than.

Ví dụ: Anh ơi, Hỡi mọi người, Này bạn ơi…;

Giới từ

Giới từ là những từ dùng để xác định một sự vật ở một không gian cụ thể hay quan hệ sở hữu của vật này đối với con người.

Ví dụ: của, ở, bên trong, bên ngoài, bên trên, dưới…

Trạng từ

Trạng từ được dùng trong câu với chức năng cung cấp thêm thông tin về mặt thời gian, không gian, địa điểm…Thường theo sau động từ, tính từ để bổ nghĩa cho danh, động từ đó.

Ví dụ: sáng, trưa, tối, ngay, đang…

3. Bài tập về từ loại tiếng Việt có đáp án

Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

Son Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Son Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân…

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

a) Tìm những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn.

b) Những động từ ấy giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thần núi Tản?

c) Từ đó viết một câu văn có sử dụng một tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối miêu tả sức mạnh của Sơn Tinh.

Đáp án:

a) Từ mượn trong đoạn văn: cầu hôn, Tản Viên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, tài năng.

b) HS tự xác định các danh từ và phân loại. Trong đoạn văn các danh từ chia làm hai loại:

– Danh từ đơn vị: dãy.

– Danh từ chỉ sự vật:

+ danh từ chung: chàng trai, người, vùng, núi, tây, phía đông, cồn bãi, miền, biển, gió, mưa,…

+ danh từ riêng : Tản Viên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

c) – Số từ trong đoạn văn: một (hôm), một (người), hai (chàng trai).

+ Ý nghĩa của các số từ trên biểu thị số lượng của sự vật.

+ Lượng từ: từng (dây núi đồi).

Bài 2: Xác định loại từ của những từ được in nghiêng trong các câu sau

1. Cô ấy rất thích của ngọt.

2. Đây là chiếc xe của vợ tôi.

3. Tôi sẽ giúp cậu ấy nên người.

4. Anh nên học hành chăm chỉ hơn.

5. Con hư nên mẹ buồn lắm.

6. Nó vừa cho tôi một cái cặp sách

Đáp án:

1. Của là danh từ. Căn cứ xác định: Dựa vào ý nghĩa ngữ pháp khái quát: Từ của chỉ sự vật (cái ăn, có một đặc tính nào đó).

2. Của là quan hệ từ. Từ của dùng để nối chiếc xe và vợ tôi, chỉ quan hệ sở hữu

3. Nên là động từ,(thường dùng trước danh từ) với nghĩa thành ra được.

4. Nên là động từ, (thường dùng trước một động từ khác), thuộc nhóm động từ tình thái chỉ sự cần thiết, biểu thị ý khuyên nhủ: điều đang nói đến là hay, thực hiện được thì tốt hơn.

5. Nên là quan hệ từ, dùng để nối, chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả.

6. Cho là động từ, với nghĩa chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gì cả. Từ này thuộc nhóm các động từ trao nhận (cùng với biếu, tặng…)

Bài 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh… Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”

a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? Đoạn văn kể sự việc gì?

b) Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong đoạn văn.

c) Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn văn.

Đáp án:

– Đoạn văn trích trong văn bản: Thạch Sanh.

– Văn bản thuộc thể loại: truyện cổ tích.

– Đoạn văn kể sự việc: Thạch Sanh chiến thắng quân xâm lược mười tám nước chư hầu.

b) Ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong đoạn văn:

– Tiếng đàn Thạch Sanh tượng trưng cho công lí, nhân đạo, hoà bình, khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.

– Niêu cơm Thạch Sanh tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hoà bình và ước mơ có một cuộc sống no đủ của nhân dân ta.

c) Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn văn

– công chúa: danh từ.

– từ hôn: động từ.

– tí xíu: tính từ.

– kia: chỉ từ.

4. Bài tập Luyện từ và câu tự giải

Bài 1: "Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn".

  1. Tìm các tính từ có trong câu văn.
  2. Nhận xét về từ loại của các từ "cái béo, mùi thơm".

Bài 2: Hãy tách thành các từ loại (DT, ĐT, TT) trong đoạn thơ sau:

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màu

Xanh tươi, đỏ thắm

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát.

Bài 3: Tìm DT, ĐT, TT có trong khổ thơ sau:

Em mơ làm gió mát

Xua bao nỗi nhọc nhằn

Bác nông dân cày ruộng

Chú công nhân chuyên cần.

Bài 4: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương.

Bài tập xác định từ loại được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài Bài tập xác định từ loại trên các em có thể tham khảo thêm các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé

  • 1.752 lượt xem