Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ Tiếng Việt lớp 4
Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các em học sinh kể lại bài kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ, khi viết bài văn này các em cần xác định ngôi kể chuyện cho đúng và lựa chọn ngôn từ cho phù hợp để thể hiện cảm xúc của mình đối với nhân vật. Dưới đây là một số bài văn mẫu để các em tham khảo.
Chuyện Rùa và Thỏ
Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ mẫu 1
Em đã được học câu chuyện Rùa và Thỏ. Câu chuyện để lại cho em nhiều bài học. Em sẽ kể lại câu chuyện này. Em sẽ kể lại câu chuyện này.
Vào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy.
Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”
Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”
Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với tao sao? Ta chấp mày một nửa đường đó”.
Rùa không nói gì, biết mình chậm chạp nên cố chạy thật nhanh.
Thỏ nhìn theo mỉm cười, nó nghĩ chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích rồi sẽ chạy. Thế rồi Thỏ nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng nghĩ đến cuộc thi, Thỏ thấy Rùa đã sắp tới đích, cậu ta cắm cổ chạy thục mạng nhưng không kịp nữa rồi vì Rùa đã tới đích.
Qua câu chuyện trên, em nghĩ rằng muốn làm được việc gì, dù khó khăn đến đâu nếu ta quyết tâm, chịu khó thì sẽ thắng lợi. Còn kiêu ngạo, chủ quan thì sẽ bị thất bại.
Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ mẫu 2
Vào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy. Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”.
Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó”. Rùa không nói gì, biết mình chậm chạp nên cố sức chạy thật nhanh. Còn Thỏ nhìn theo mỉm cười, nó nghĩ: “Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích ta phóng cũng vừa”. Thế rồi nó lại nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nghĩ đến cuộc thi, nó thấy Rùa đã sắp tới đích, cậu ta cắm cổ chạy thục mạng nhưng không kịp nữa rồi vì Rùa đã tới đích trước nó.
Qua câu chuyện trên, em nghĩ rằng muốn làm được việc gì dù khó khăn đến đâu nếu ta quyết tâm, chịu khó thì sẽ thắng lợi. Còn kiêu ngạo, chủ quan thì sẽ bị thất bại.
Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ mẫu 3
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đã thế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cố sức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
- Tìm từ ghép từ láy chứa tiếng ngay, thẳng, thật
- Gò đống là từ ghép gì
- Từ trái nghĩa với giữ gìn, đặt câu với từ trái nghĩa đó
- Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng?
- Từ láy có tiếng ngay?
- Từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực
- Kể lại câu chuyện Nàng Tiên Ốc kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật
- Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
Kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em hoàn thiện tốt bài văn kể chuyện của mình, việc tham khảo sẽ giúp các em trau dồi thêm kỹ năng viết bài. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Danh từ chỉ khái niệm là gì? Tiếng Việt lớp 4
- Viết đoạn văn kể về sự chăm sóc của em khi mẹ bị ốm Tiếng Việt lớp 4
- Kể lại câu chuyện Ở vương quốc tương lai theo trình tự không gian Tiếng Việt lớp 4
- Dựa vào cốt truyện trên em hãy viết lại truyện Cây Khế Tiếng Việt lớp 4
- Tác dụng của dấu gạch ngang Tiếng Việt lớp 4
- Loạng choạng nghĩa là gì? Đặt câu với từ loạng choạng Tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với từ xuýt xoa Tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với từ hòa bình và chiến tranh Tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với từ dã man Tiếng Việt lớp 4
- Bài văn tả mẹ lớp 4 ngắn gọn Tiếng Việt lớp 4
- Bài văn tả cơn mưa lớp 4 Tiếng Việt lớp 4
- Thứ tự miêu tả của tác giả trong bài Sầu riêng Tiếng Việt lớp 4