Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Những từ trái nghĩa với dũng cảm: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,… Dũng cảm được hiểu là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. Để tìm hiểu thêm về từ trái nghĩa, các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé
Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm lớp 4
Câu hỏi: Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm
Trả lời:
Từ trái nghĩa với dũng cảm là: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...
1. Lý thuyết về từ trái nghĩa
a. Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái đối lập nhau,…
- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.
- Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.
Ví dụ: Với từ “nhạt”:
(muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là “độ mặn”
(đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”
(tình cảm) nhạt > < đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”
(màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.
b. Ví dụ:
- Từ trái nghĩa với anh hùng là: bạc nhược, hèn nhát, nhát gan,…
- Từ trái nghĩa với ác là: hiền, hiền lành, lương thiện, nhân từ,…
- Từ trái nghĩa với ẩm là: hanh, hanh hao, hanh khô, se, …
2. Bài tập luyện tập
Câu 1. Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:
M: - Từ cùng nghĩa: can đảm
- Từ trái nghĩa: hèn nhát
Lời giải:
Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm
Từ cùng nghĩa: Can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,
Từ trái nghĩa: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...
Câu 2: Đặt câu với một trong các từ tìm được:
Lời giải:
Trong chiến đấu, chỉ những người can đảm, gan dạ mới có thể làm nên những chiến công.
Câu 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.
- ....... bênh vực lẽ phải
- Khí thế .....
- Hi sinh ....
Hướng dẫn giải:
- Anh dũng: dũng cảm quên mình
- Dũng cảm: Có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm.
- Dũng mãnh: Dũng cảm và mạnh mẽ một cách phi thường.
Lời giải:
- Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
- Khí thế dũng mãnh.
- Hi sinh anh dũng.
Câu 4: Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?
Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn
Phương pháp giải:
- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.
- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.
- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.
- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.
- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.
- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.
Lời giải:
Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:
- Vào sinh ra tử.
- Gan vàng dạ sắt.
Câu 5: Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4
Phương pháp giải:
- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.
- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.
- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.
- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.
- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.
- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.
Lời giải:
Bác Long và bác An là hai chiến hữu từng vào sinh ra tử với nhau.
- Cách phân biệt từ ghép từ láy
- Khái niệm từ phức
- Kết bài không mở rộng là gì?
- Mở bài gián tiếp là gì?
- Mở bài trực tiếp là gì?
- Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Trái nghĩa với bình tĩnh là gì?
- Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ trái nghĩa với thật thà
Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Ví dụ từ láy toàn bộ Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Ví dụ từ láy bộ phận Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Từ láy toàn bộ là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tác dụng của từ ghép Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tác dụng của tính từ trong tiếng Việt Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tác dụng của dấu hai chấm Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Khi kể chuyện cần chú ý điều gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Cách trình bày bài văn viết thư Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Cách trình bày bài văn kể chuyện hay nhất Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Ý nghĩa câu chuyện Ba lưỡi rìu? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Bài tập về Danh từ lớp 4 Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào? Ôn tập tiếng Việt lớp 4