Tìm những từ trái nghĩa với từ trung thực Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Tìm những từ trái nghĩa với từ trung thực được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Trung thực được hiểu là sự thẳng thắn, thật thà, không lừa dối người khác. Trung thực là phẩm chất quan trọng hàng đầu trong nền tảng xây dựng một cuộc sống tích cực, lành mạnh và hạnh phúc. Để tìm hiểu rõ hơn về trung thực các em cùng tham khảo nội dung bài dưới đây nhé

Câu hỏi: Tìm những từ trái nghĩa với từ trung thực.

Trả lời:

Trái nghĩa với trung thực là các từ như: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc…

Ví dụ:

+ Anh Hoàng là người sống rất trung thực – Anh Hoàng là người sống dối trá

+ Các nhân viên kế toán trong công ty rất trung thực – Các nhân viên kế toán trong công ty gian lận tiền quỹ của công ty.

1. Trung thực là gì?

+ Trung thực là một đức tính quý báu của con người, khi còn nhỉ chắc hẳn mỗi chúng ta đề được bố mẹ, ông bà dạy rằng phải sống trung thực thật thà với mọi người. Khi lớn lên đi học chúng ta cũng được thầy cô giáo dạy về đức tính trung thực với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, không nói dối, lừa lọc người khác. Khi lớn lên trưởng thành vào đời chúng ta sẽ bắt gặp những sự việc hoàn cảnh khác nhau, có những sự việc hoàn cảnh thử thách đức tính trung thực của chúng ta. Nhưng hãy thật kiên cường và bản lĩnh để giữ cho bản thân mình đức tính trung thực, đừng để những cám dỗ đánh mất đi đức tính cao quý đó của mình.

+ Trái ngược với trung thực là dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc…Đây là những đức tính xấu của con người. Những người sống dối trá sẽ không được mọi người yêu quý và tín nhiệm, họ sẽ khó để phát triển bản thân mình và tìm thấy sự an yên trong chính tâm hồn họ. Đây là những đức tính chúng ta cần rèn luyện để loại bỏ.

2. Bài tập về trung thực

Câu 1: Tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực

Trả lời:

Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, thẳng thực, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực...

Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...

Câu 2: Đặt câu với một từ cùng nghĩa và một câu với một từ trái nghĩa vừa tìm được với trung trực

Trả lời:

Em có thể đặt câu như sau:

- Cậu cầm lấy món quà này đi, thật tâm của mình đấy

- Những kẻ giả dối rồi đây cũng sẽ bị lột mặt.

- Tô Hiến Thành là người rất chính trực.

- Sự dối trá bao giờ cũng đáng ghét.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng

a) Tin vào bản thân mình

b) Quyết định lấy công việc của mình

c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Trả lời:

(C) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình

Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

Câu 4: Đặt câu với từ trung thực:

- Trung thực là một đức tính tốt của con người.

- Tuấn đã trung thực khi nhận lỗi sai của mình

- Trung thực, khuyên tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính tốt con người

Trả lời:

Tính trung thực giúp chúng ta có lương tâm tốt.

Mẹ cần con thực sự trung thực với mẹ

Họ yêu thương người ăn nói trung thực.

Trung thực trong kinh doanh là lỗi thời và những người cố gắng trung thực chắc chắn sẽ thất bại

Tôi làm chứng về lẽ trung thực của công việc này.

Nhiều người quan niệm rằng người nghèo không cần sống trung thực.

Bố tôi là một người đàn ông trung thực và nghiêm khắc.

Ngày nay, nhiều người xem việc sống trung thực là không thực tế.

Tìm những từ trái nghĩa với từ trung thực được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi trên đây sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn, từ đó học tốt môn tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 73 lượt xem