Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các em trả lời câu hỏi Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình, ngoài ra các em tìm hiểu thêm về câu hỏi là gì, các em dạng câu hỏi và chức năng của câu hỏi. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình

Trả lời:

Câu hỏi dùng để tự hỏi mình là do chính các em tự đặt ra câu hỏi cho bản thân về một thắc mắc nào đó.

- Tự hỏi mình về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên:

+ Chị ấy tên là gì ấy nhỉ?

+ Chú ấy tên là gì nhỉ?

+ Anh ấy tên là gì ấy nhỉ?

+ Bác ấy tên là gì nhỉ?

1. Câu hỏi là gì?

- Câu hỏi (câu nghi vấn) là một dạng của câu hỏi nhằm giải đáp một điều chưa biết, thường là nêu lên quan điểm của mình về hiện tượng, sự vật nhưng chưa chắc chắn.

- Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi chính mình.

- Câu hỏi để hỏi người khác:

+ Bạn đã ăn cơm chưa?

+ Bạn thích chơi diều không?

+ Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?

+ Bạn có đi chơi không?

+ Tại sao bạn không làm bài về nhà?

- Câu hỏi tự hỏi chính mình:

+ Tại sao mình lại quên nhỉ?

+ Sao mình lại làm như vậy chứ?

+ Không biết mẹ có buồn vì chuyện của mình không nhỉ?

+ Hình thức trong câu nghi vấn: thường sử dụng các các từ nghi vấn như nhỉ, bao nhiêu, bấy nhiêu, bao lâu, chưa, ư, hả, chăng, ai, gì, sao, nào,à…và thường kết thúc trong bằng dấu chấm hỏi.

- Ví dụ:

+ Bác ăn cơm rồi à?

+ U đã đỡ đau chân chưa?

+ Món quà này đẹp nhỉ?

2. Các dạng câu hỏi

Đặt câu hỏi luôn là yêu cầu cần có trong quá trình giao tiếp. Qua cách đặt câu hỏi và cách trả lời, chúng ta biết được những thông tin cần thiết cũng như đánh giá được năng lực, khả năng của từng người trong việc sử dụng ngôn ngữ. Câu hỏi mở, câu hỏi đóng là hai dạng câu hỏi thường gặp trong giao tiếp.

a. Câu hỏi mở là gì?

- Một câu hỏi mở là một câu hỏi mong bạn trả lời dài. Những câu hỏi này được đặt ra với mong đợi bạn đưa ra câu trả lời dài dòng, mang tính mô tả. Nếu bạn nghĩ về những kỳ thi bạn đã phải đối mặt, bạn sẽ nhớ rằng một số câu hỏi trong những bài báo đó mong đợi bạn viết những câu trả lời dài dòng. Đây là một ví dụ về câu hỏi mở. Ở đây bạn không thể chỉ viết một từ hoặc một cụm từ ngắn như một câu trả lời. Bạn phải đưa ra câu trả lời của bạn một cách chi tiết.

- Ví dụ về những câu hỏi mở:

+ “Có chuyện gì đã xảy ra sau khi tớ rời đi?”

+ “Tại sao Nam lại bỏ về trước Nga?”

+ “Cậu nghĩ gì về phần mới của chương trình TV này?”

b. Câu hỏi đóng là gì?

- Câu hỏi đóng chính là những câu hỏi mà người hỏi đặt ra câu hỏi mới trả lời được. Và câu trả lời thường khiến người nghe cảm thấy bất ngờ vì quá ngắn gọn và thông thường hay có hai cách trả lời là có hoặc không. Hay nói cách khác thì câu hỏi đóng thể hiện đây là một câu hỏi duy nhất.

- Trong đó mục đích chính của câu hỏi này dùng để thể hiện sự đánh giá trong kết luận hay sự tổng quát của một vấn đề nào đó. Và tóm lại thì câu hỏi đóng chính là sự khép lại của một vấn đề.

- Ví dụ về câu hỏi đóng như:

+ Cậu làm bài tập chưa? => Người được hỏi sẽ trả lời một cách ngắn gọn là “rồi” hoặc “chưa” chứ không giải thích thêm những thứ liên quan như lý do tại sao,...

+ Bạn ăn cơm chưa? => Câu trả lời ngắn gọn “rồi” hoặc “chưa” là đã đủ cung cấp thông tin cho người hỏi.

3. Chức năng của câu hỏi

- Chức năng chính dùng để hỏi

- Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…, không yêu cầu người đối thoại trả lời.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1. Gạch dưới các từ nghi vấn trong các các câu hỏi dưới đây:

a/ Con về đấy à?

b/ Em đã làm bài tập chưa?

c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?

d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?

Lời giải:

a/ Con về đấy à?

b/ Em đã làm bài tập chưa?

c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?

d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?

Câu 2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.

b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.

Lời giải:

a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?

b. Trước giờ học, các em thường làm gì?

c. Bến cảng như thế nào?

d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?

Câu 3. Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.

Phương pháp giải:

Con dùng các từ để hỏi như: Có phải, không, phải không, à,...? để đặt câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu hỏi từ cặp từ vừa tìm được ở bài 3

- Có phải Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam không?

- Chữ viết của Cao Bá Quát hồi nhỏ xấu lắm phải không?

- Nguyễn Hiền rất thích thả diều à?

Câu 4. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: Ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ và ở đâu

Trả lời:

- Ai đọc hay nhất lớp mình?

- Cái gì trong cặp của bạn đấy?

- Các bạn đang làm gì đấy?

- Khi nhỏ, chữ viết của Cao Bá Quát thế nào?

- Vì sao bạn Minh lại khóc?

- Bao giờ lớp mình lao động nhỉ?

- Nhà bạn Tí ở đâu?

Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức qua đó các em nắm được nội dung của bài, biết cách đặt câu hỏi. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 104 lượt xem