Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ? Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, ngắn gọn, hy vọng sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé.

Câu hỏi: Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ?

Trả lời:

Chơi với lửa là thành ngữ. Chơi với lửa được ví việc đùa dại dột với cái nguy hiểm hoặc việc làm mạo hiểm dễ bị phản tác dụng

1.Ý nghĩa của thành ngữ Chơi với lửa

Chơi với lửa được ví việc đùa dại dột với cái nguy hiểm hoặc việc làm mạo hiểm dễ bị phản tác dụng.

[CHUẨN NHẤT] Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ?

2.Các thành ngữ có ý nghĩa tương tự

a. Chơi dao có ngày đứt tay

Chơi dao có nghĩa là hành động đùa giỡn - cầm dao sai cách, dùng dao để làm việc, nấu ăn

Có ngày đứt tay có nghĩa là ám chỉ hành động nguy hiểm đó sớm muộn cũng sẽ xảy ra nếu cứ giữ mãi tính cách đó.

Chơi dao có ngày đứt tay có nghĩa là mạo hiểm làm những việc nguy hiểm mà không nghe lời khuyên từ người khác có thể khiến bạn trả giá đắt vì hành động đó. Tuy nhiên thành ngữ trên còn ám chỉ những việc nguy hiểm như chơi các trò chơi mạo hiểm, ăn trộm ăn cắp… Với những phi vụ đầu có thể làm trót lọt nhưng làm đi làm lại sẽ khiến bạn bị bắt. Thế nên khi làm điều gì ta phải suy nghĩ cẩn thận để tránh nguy hiểm cho bản thân khiến người thân buồn và đau lòng.

b. Đi đêm lắm có ngày gặp ma

Đi đêm lắm có ngày gặp ma, làm người cần phải biết làm việc lành tránh việc dữ. Đừng thấy trước mắt chưa gặp quả báo mà ngạo mạn làm điều sằng bậy. Bởi vì nhân quả báo không để lọt một ai.

Mọi sự trên đời đều đều nằm trong một sự sắp đặt sẵn có. Chúng ta nghĩ gì, làm gì cũng không qua nổi dự liệu của ông trời. “Người tính không bằng trời tính” mà. Nếu đã may mắn được sinh ra và sống cho đến tận bây giờ thì tại sao chúng ta lại không chọn một cuộc sống có ý nghĩa.

Từ xưa đến nay, ai ai cũng xem trọng những người tốt và ghét bỏ kẻ xấu. Người thiện lương luôn nhận được sự yêu quý và giúp đỡ của mọi người, còn kẻ xấu chắc chắn kết quả không mấy gì tốt đẹp. Lẽ dĩ nhiên ở đời, có ai muốn mình trở nên xấu xa và bị ghét bỏ đâu cơ chứ. Thế nhưng, biết không đúng mà nhiều người vẫn làm.

Không hẳn là những việc nghiêm trọng nhưng cướp bóc, giết người,…mới gọi là làm việc xấu. Đôi lúc, toan tính một chút đã là không tốt rồi. Ví như buôn gian bán dối, lừa tiền của người ta hết lần này qua lần khác; làm nghệ thuật thì vô tư “đạo nhái” ý tưởng không xin phép; đặt điều nói xấu chia rẽ nội bộ gia đình,…. Những chuyện tưởng như đơn giản nhưng lại gây ra những hậu quả khôn lường. Mà người làm nó lại không nhận ra và có khi nhận ra nhưng cũng chẳng sợ vì việc mình làm “khéo léo” không ai biết. Cứ thế, càng ngày càng lún sâu vào cái hố đen nguy hiểm. Đúng là “đi đêm lắm có ngày gặp ma” quả không sai.

Lúc nhỏ, tôi từng đọc qua câu chuyện về cái cân thủy ngân.“Chuyện kể về một gia đình hành nghề buôn bán, họ nghĩ cách tạo ra một cái cân cán rỗng, ở trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả. Như vậy một cái cân vừa nặng vừa nhẹ được, và bao giờ phần lợi cũng về mình. Không bao lâu nhà ấy trở nên giàu có, vì buôn bán lọc lừa mà không ai hay biết.

Nhà này sau sinh được hai đứa con khôi ngô, học hành giỏi giang, ai nấy đều khen. Thấy vậy, họ bèn bàn nhau làm lễ sám hối, phá bỏ cái cân và làm điều thiện để tích đức cho con cháu. Lạ thay, khi xẻ cái cân ra thì trong đó có một cục máu đỏ. Một thời gian, một đứa con của họ đang khỏe mạnh bỗng lăn đùng ra chết không rõ nguyên nhân. Ít lâu sau, đứa thứ hai cũng vậy. Họ vô cùng đau xót và thầm nghĩ mình làm việc thiện không được chứng giám, lòng buồn đến không làm gì nổi.

Một đêm, họ nằm mơ thấy ông tiên báo mộng “Vợ chồng hãy nên lo làm ăn và đừng than trách. Lúc trước, trời thấy gia đình buôn bán lọc lừa nên đã sai hai con quỷ xuống đầu thai phá tan cho hết những của cải phi nghĩa mà hai người tích góp bao nhiêu năm nay. May mà hai người sớm biết hối hận, cải tà quy chánh, tránh dữ làm lành, trời mới sai bắt hai con quỷ ấy về. Đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. Hai vợ chồng cứ tiếp tục sống thiện rồi trời sẽ lại đền cho hai đứa con khác để ngày sau mà nhờ”.

Từ đó, hai vợ chồng cố gắng tu tâm dưỡng tính, sống thiện và hành thiện. Không lâu sau, quả nhiên sinh được hai cậu con trai kháu khỉnh. Lớn luôn chúng quả thật tài giỏi và khiến cha mẹ được nương nhờ”

Thế đấy, đó đôi khi chỉ là những việc tưởng chừng như không ảnh hưởng đến ai nhưng lại là “đầu dây mối nhợ” của sự nguy hiểm. Bạn nghĩ mình gian dối một chút thì cũng không đáng kể gì nhưng càng nhiều gian dối càng chồng thêm tội. Có những chuyện nghĩ chỉ có mình biết nhưng sớm muộn cũng bị phanh phui. “Đi đêm có ngày gặp ma”, làm điều ác có ngày gặp quả báo. Nếu không sớm hối cải thì sẽ nhận lại những kết quả không mấy gì tốt đẹp. Đừng nghĩ chuyện gì cũng có thể giấu được, “muốn người khác không biết trừ khi mình đừng làm”.

Tốt nhất, bản thân nên nghĩ thiện và làm điều thiện. Thậm chí rằng, chúng ta không có khả năng giúp ai đi chăng nữa thì cũng đừng làm gì hại đến ai. Mình chỉ cần sống tốt cho mình đã là một điều đáng quý rồi. Đừng ganh ghét người hơn mình, cũng đừng khinh khi những người thua kém hơn. Sống tùy ý thì dễ chứ sống đẹp rất khó. Bởi vậy nên người sống tốt lúc nào cũng được ngưỡng mộ và yêu quý. Không những thế, điều đó còn mang lại phước lành cho mình và thế hệ sau của mình thì còn gì tuyệt vời hơn.

Như vậy Khoahoc đã chia sẻ xong bài Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ?. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 150 lượt xem