Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt? Tiếng Việt lớp 4

  • 2 Đánh giá

Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, dễ hiểu giúp các em nắm bài tốt hơn, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các bài tập trang 93 sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt?

Trả lời:

Anh Nguyễn Văn Trỗi là một con người “gan vàng dạ sắt”.

Ý nghĩa thành ngữ:

Có tinh thần vững vàng, kiên định trước mọi khó khăn, thử thách

A. Hoạt động cơ bản

1. (Trang 93 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chơi trò chơi: Tôi là ai.

- Mỗi nhóm chọn một nhân vật trong các câu chuyện về lòng dũng cảm đố đố nhóm bạn. Câu đố nói về một đặc điểm hoặc một hành động nào đó để dễ nhận biết của nhân vật. Viết câu đố vào một thẻ bài.

- Lần lượt từng nhóm đọc câu đố của mình. Nhóm nào nói đúng tên nhân vật đầu tiên là thắng cuộc.

M: Tôi vượt bom đạn, đưa thư từ, công văn ra mặt trận cho bộ đội. Đố bạn tôi là ai? (Là chú bé Lượm - bài thơ Lượm).

Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt?

Gợi ý trả lời:

- Tôi là một thiếu niên đã xông ra khỏi chiến lũy, giữa mưa bom bão đạn để nhặt đạn cho nghĩa quân. Đố bạn tôi là ai? (Ga-vrốt).

- Tôi là một thiếu niên 14 tuổi đã cứu sống 11 người gặp nạn trên biển. Đố bạn tôi là ai? (Trần Văn Truyền).

- Tôi đã bóp nát quả cam, xông pha trận mạc với sáu chữ vàng để giết giặc. Đố bạn tôi là ai? (Trần Quốc Toản).

- Tôi là một đứa trẻ ba tuổi không biết nói, biết đi nhưng đánh đuổi được giặc Ân. Đố bạn tôi là ai? (Thánh Gióng)

- Tôi là một thiếu niên làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón cán bộ. Đố bạn tôi là ai? (Kim Đồng)

2 (Trang 93 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Xếp những từ sau vào hai nhóm: từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm:

(can đảm, anh hùng, nhát, nhát gan, anh dũng, nhút nhát, gan góc, hèn nhát, bạc nhược, gan lì, bạo gan, đớn hèn, hèn hạ, táo bạo, nhu nhược, quả cảm, khiếp nhược, gan dạ, hèn mạt).

Cùng nghĩa

Trái nghĩa

M: can đảm,...

M: hèn nhát,...

Gợi ý trả lời:

Cùng nghĩa

Trái nghĩa

Can đảm, anh hùng, anh dũng, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, gan dạ

nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, bạc nhược, đớn hèn, hèn hạ, nhu nhược, khiếp nhược, hèn mạt

3 (Trang 93 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đặt câu với một trong các từ ở hoạt động 2 và ghi vào vở.

Gợi ý trả lời:

- Thiếu niên Kim Đồng đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giải cứu cán bộ.

- Ga-vrốt là một thiếu niên gan dạ, sẵn sàng xông pha ra chiến lũy nhặt đạn của kẻ thù.

- Lũ giặc hèn nhát bỏ trốn trước những công kích của quân khởi nghĩa.

4 (Trang 93 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

a. .......... bênh vực lẽ phải

b. Khí thế ..........

c. Hi sinh ..........

Gợi ý trả lời:

a. Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

b. Khí thế dũng mãnh.

c. Hi sinh anh dũng.

5 (Trang 93 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

a. Vào sinh ra tử

b. Cày sâu cuốc bẫm

c. Gan vàng dạ sắt

d. Nhường cơm sẻ áo

e. Chân lấm tay bùn

Gợi ý trả lời:

Những thành ngữ nói về lòng dũng cảm là:

a. Vào sinh ra tử

c. Gan vàng dạ sắt

6 (Trang 93 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đặt câu với một trong các thành ngữ em vừa tìm được ở hoạt động 5.

Gợi ý trả lời:

- Các chiến sĩ của ta dù cho rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất vẫn quyết vào sinh ra tử cùng nhau.

- Ba chú bé trong câu chuyện “Những chú bé không chết” đều dũng cảm, gan vàng dạ sắt.

B. Hoạt động thực thành

1 (Trang 94 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.

Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt? (ảnh 2)

Gợi ý:

a) Xây dựng dàn ý:

- Giới thiệu tên cây định tả.

- Trình tự miêu tả:

+ Tả bao quát.

+ Tả từng bộ phận của cây.

- Nêu ích lợi của cây, cảm nghĩ của em.

b) Chọn cách mở bài:

+ Mở bài trực tiếp:

M: Trên bãi biển quê em có trồng một hàng dừa.

+ Mở bài gián tiếp:

M: Hè vừa qua, em được bố mẹ cho đi nghỉ ở biển. Bãi biển có biết bao cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng cây dừa để hưởng những làn gió mát rượi.

c) Cách viết từng đoạn thân bài

M: Từ xa nhìn lại em thấy cây dừa cao to, xùm xòa. Thân cây được bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ cứng, sần sùi…

d) Chọn cách kết bài:

- Kết bài mở rộng.

- Kết bài không mở rộng.

Gợi ý trả lời:

Ngôi trường của em thật đẹp với rất nhiều thứ ấn tượng, mới mẻ. Ngôi trường được sơn màu vàng rực rỡ hơn ánh nắng mặt trời, từng hàng ghế đá mát lạnh dù trưa hè nắng nóng. Tuy nhiên điều khiến em cảm thấy yêu nhất ở trường chính là cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

Từ xa nhìn lại, cây phượng cao to, vươn lên không trung, che rợp cả một khoảng sân trường. Thân cây trải qua thời gian dần trở nên sần sùi, thô ráp. Lá phượng rất nhỏ, mỏng, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Tuy những tán phượng mọc um tùm nhưng nắng vẫn có thể xuyên qua từng kẽ lá nhỏ nhất, chạm xuống mặt đất. Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò. Từng cánh hoa mỏng, đỏ rực, kết thành từng chùm rực rỡ. Cây phượng nở hoa sẽ che lấp những cành lá màu xanh. Nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời, trông như quả cầu đỏ khổng lồ.

Cây phượng đã gắn bó cùng em trong suốt 4 năm học qua. Chúng em thường ngồi dưới gốc cây ôn lại bài học, cùng kể chuyện cho nhau nghe. Cũng có khi là dưới tán cây phượng xanh mát đó, chúng em cùng nhau chơi những trò chơi tuổi học trò. Cây phượng chính là người bạn thân thiết với mỗi học sinh chúng em.

Em không biết cây phương đã có từ bao giờ nhưng em tin rằng, khi nào tán cây còn xanh mát thì chắc chắn cây sẽ vẫn là bóng mát che chở cho học sinh chúng em. Chúng em sẽ cùng nhau chăm sóc cây thật tốt để cây phượng mãi xanh lá, nở những cành hoa đỏ rực rỡ tô điểm cho mái trường thân yêu.

2 (Trang 95 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.

3 (Trang 95 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn một đoạn văn trong bài của mình để đọc trước lớp.

C. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi (Trang 95 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng người thân tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ nói về lòng dũng cảm.

Gợi ý:

Những câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng dũng cảm là:

- Có cứng mới đứng được đầu gió

- Lửa thử vàng gian nan thử sức

- Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ

Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 1.815 lượt xem