Tìm từ trái nghĩa với thật thà Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Tìm từ trái nghĩa với thật thà được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời từ tái nghĩa với thật thà đồng thời giúp các em mẹo xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn. Để tìm hiểu chi tiết các em cùng tham khảo tài liệu dưới đây nhé

Câu hỏi: Tìm từ trái nghĩa với thật thà.

Trả lời:

Trái nghĩa với thật thà là dối trá.

1. Từ đồng nghĩa là gì?

– Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống, hoặc gần giống nhau.

– Phân loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: Mẹ – má, bố – ba – cha

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Ví dụ: chết – hi sinh (hy sinh mang ý nghĩa trang trọng, thiêng liêng hơn).

– Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng nhé!

2. Từ trái nghĩa là gì?

– Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau.

– Ví dụ: Giàu – nghèo, cao – thấp.

– Phân loại: Tương tự như từ đồng nghĩa, học sinh cần phân biệt được hai dạng của từ trái nghĩa như sau:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: Cao chót vót – sâu thăm thẳm

Cao là từ trái nghĩa (hoàn toàn) với thấp, tuy nhiên trong trường hợp này, “cao chót vót” lại biểu thị sự đối lập với “sâu thăm thẳm” nên chúng cũng được coi là từ trái nghĩa (không hoàn toàn).

– Các từ trái nghĩa không hoàn toàn (tùy trường hợp) như vậy còn được gọi là từ trái nghĩa lâm thời.

3. Mẹo xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn

Trong nội dung về từ đồng nghĩa – trái nghĩa, từ trái nghĩa không hoàn toàn là phần gây nhiều khó khăn cho học sinh nhất. Con cảm thấy khó hiểu về lý thuyết và khi áp dụng làm bài tập. Vậy cô Thu Hoa có gợi ý gì khi xác định từ trái nghĩa không hoàn toàn?

“Khi xác định từ trái nghĩa, cần xác định trong tình huống cụ thể.”

Vì từ trái nghĩa không hoàn toàn mang các ý nghĩa khác nhau tùy trường hợp nên hãy luôn đặt từ đó vào tình huống trong câu để xác định đúng nghĩa biểu thị của nó.

– Ví dụ:

Từ “nhạt” khi mang nghĩa về hương vị món ăn, nó trái nghĩa với từ “mặn”.
“Món canh này nhạt quá!”
Tuy nhiên, khi từ “nhạt” mang nghĩa chỉ vẻ đẹp, nó trái nghĩa với từ “đằm thắm”.
“Hoa cỏ may luôn buồn tủi về vẻ đẹp mờ nhạt của mình, cô ghen tị với nét đằm thắm của chị mẫu đơn”.

4. Bài tập minh họa

Bài 1. Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu để điền vào chỗ trống:

a. Cô Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì …

b. Thấy Thánh Gióng dũng cảm, mạnh mẽ, kẻ địch … khiếp sợ kéo nhau bỏ chạy.

c. Thời tiết mùa này thật kì lạ. Mới sáng nay trời còn âm u, mưa bay bay, mà đến chiều đã chuyển …, ánh nắng chan hòa.

d. Thầy Tiến dạy học rất hay, lại rất hiền, khác hẳn với vẻ ngoài … và cũ kĩ.

e. Từ đằng xa, những đám mây đen kéo nhau về đây, dàn ra, che lấp hết những khoảng … trên nền trời.

f. Thằng Hùng nghĩ, nếu mà trời cứ giá rét như này, thì thật khó để ra ruộng. Nhưng may thay, ngày hôm sau, thời tiết đã trở nên … hơn nhiều.

Bài 2. Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

1. Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?

A. Gần nhà xa ngõ

B. Lên thác xuống ghềnh

C. Nước chảy đá mòn

D. Ba chìm bảy nổi

2. Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái?

A. Vạm vỡ - gầy gò

B. Thật thà - gian xảo

C. Hèn nhát - dũng cảm

D. Sung sướng - đau khổ

3. Từ trái nghĩa với từ “hoà bình” là:

A. bình yên

B. thanh bình

C. hiền hoà

D. a,b,c đều sai

4. Từ nào trái nghĩa với từ chăm chỉ?

A. chăm bẵm

B. lười biếng

C. siêng năng

D. chuyên cần

5. Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?

A. quyền công dân

B. quyền hạn

C. quyền thế

D. quyền hành

6. Trái nghĩa với từ hạnh phúc là:

A. Túng tiếu

B. Bất hạnh

C. Gian khổ

D. Phúc tra

Tìm từ trái nghĩa với thật thà được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này các em sẽ nắm được nội dung của bài, nắm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa là gì từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập môn tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 295 lượt xem