Từ láy có tiếng ngay? Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Từ láy có tiếng ngay? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Từ láy là gì, từ láy có tác dụng gì, phân loại từ láy và phân loại từ láy theo bậc láy là nội dung bài học ngày hôm nay, các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Từ láy có tiếng ngay?

Trả lời:

- Từ láy: ngay ngắn, ngay ngáy

1.Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường được sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Trong từ láy gồm 2 phần là:

+ Phần gốc: Phần làm cơ sở cho sự láy.

+ Phần láy: phần lặp lại phần gốc.

Đối với từ láy không nhất thiết phải mang nghĩa nhưng trong nhiều trường hợp thì phần gốc là một tiếng có rõ nghĩa và tiếng láy là tiếng mờ nghĩa hoặc không có nghĩa.

Đẹp đẽ => “Đẹp” có nghĩa, “đẽ” không có nghĩa.

Đủng đỉnh => “đủng” mờ nghĩa, “đỉnh” có nghĩa…

Ví dụ từ láy

Lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy, dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm, long lanh, thoang thoảng, mênh mang, mênh mông, tím lịm, liêu xiêu, tào lao…

2. Tác dụng của từ láy

Từ láy dù được cấu tạo từ các tiếng không có nghĩa, nhưng khi chúng được ghép lại với nhau sẽ tạo thành 1 từ có nghĩa. Hiện nay, từ láy thường được sử dụng phổ biến trong văn nói và những tác phẩm thơ ca, văn học để nhấn mạnh, mô tả vẻ đẹp của con người, sự vật.

Đồng thời, từ láy cũng được dùng để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của con người/ hiện tượng/ sự vật.

Ví dụ: “Ngôi sao kia lấp lánh chưa kìa” thì từ láy “lấp lánh” được sử dụng để mô tả và nhấn mạnh vẻ đẹp của ngôi sao.

3. Phân loại từ láy

Dựa vào cấu tạo và cấu trúc giống nhau của các bộ phận. Từ láy được chia thành 2 loại là từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ.

Từ láy bộ phận

Trong từ láy bộ phận lại bao gồm từ láy nguyên âm và từ láy vần. Từ láy nguyên âm là từ có phần âm lặp lại nhau. VD: long lanh, mênh mông, mệnh mang, lấp lánh, xinh xắn, ngơ ngác, móm mém,…

Từ láy vần (phụ âm) là những từ có phần vần lặp lại nhau. VD: tím lịm, tào lao, liêu xiêu, bứt rứt,…

Từ láy toàn bộ

Từ láy toàn bộ là các từ có tiếng lặp lại cả âm và cả vần của tiếng kia. Tuy nhiên, đôi khi để tạo sự hài hòa về âm thanh cũng như nhấn mạnh thì một số từ sẽ được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu.

VD: mơn mởn, lanh lảnh, thoang thoảng, ào ào, xanh xanh, khom khom,… Hiểu rõ từ láy là gì thôi là chưa đủ, bạn cần hiểu thêm về từ ghép để quá trình làm bài tập không bị nhầm lẫn giữa hai loại từ này.

4. Phân loại từ láy theo bậc láy

Bậc láy là thứ tự của lần láy được thực hiện để tạo ra từ láy. Trong tiếng Việt thường dùng từ láy bậc một và từ láy bậc hai.

Láy bậc một

Từ láy bậc một là từ do phương thức láy được thực hiện lần thứ nhất tạo ra. Thông thường đây là từ láy 2 tiếng, tuy nhiên cũng không ít trường hợp là từ láy 4 tiếng, 3 tiếng.

Ví dụ:

– vàng vàng, đẹp đẽ, lòng thòng;

– ngay ngáy, thình lình, đủng đỉnh;

– sạch sành sanh;

– không khổng khồng không;

– buồn thỉu buồn thiu…

Láy bậc hai

Từ láy bậc hai là từ láy được tạo ra do phương thức láy được thực hiện lần thứ 2 đối với một từ vốn đã là từ láy. Hiểu đơn giản là láy thêm một lần nữa.

Trong trường hợp này thông thường cái vốn là từ láy bậc một trở thành phần gốc trong từ láy bậc hai cho nên phần gốc này luôn luôn có nghĩa.

Từ không láy

Từ láy bậc một

Từ láy bậc hai

[chín] mõm

[chín] cuống

[chín] vội

Mõm mòm

Cuống cuồng

Vội vàng

Mõm mòm mom

Cuống cuồng cuông

Vồi vội vàng vàng

[đen] lánh

Lấp lánh

ấp úng

ỡm ờ

kề cà

Lấp la lấp lánh

ấp a ấp úng

ỡm à ỡm ờ

kề rề cà rà

Từ láy có tiếng ngay? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 72 lượt xem