Tìm từ láy có tiếng chứa âm S Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 2 Đánh giá

Tìm từ láy có tiếng chứa âm S được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Từ láy là gì, công dụng của từ láy, phân loại từ láy và bài tập về từ láy sẽ là nội dung bài hôm nay. Mời các em cùng tham khảo, nội dung chi tiết dưới đây

Câu hỏi: Tìm từ láy có tiếng chứa âm S

Trả lời:

- Từ láy có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sẵn sàng, săn sóc, sáng suốt, sầm sập, sần sùi, sấn sổ, se sẽ, sốt sắng, sít sao, song song, sòng sọc, sờ sẫm, sờ soạng, sởn sơ, sùi sụt, sục sao, sục sạ, suôn sẻ…

1. Từ láy là gì?

- Là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên, các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự như nhau chỉ về vần hay chỉ về âm, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

2. Công dụng của từ láy

- Có thể được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa.

- Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật hiện tượng.

3. Phân loại từ láy

- Từ láy là các từ có thể giống nhau chỉ vần hoặc chỉ âm, hoặc có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần, chính vì vậy từ láy được chia làm 2 loại:

Từ láy toàn bộ

- Là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần.

Ví dụ: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…

- Một số từ láy có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự hài hoà về âm thanh.

Ví dụ: ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, lanh lảnh, ngồn ngộn…

Từ láy bộ phận

- Láy âm: là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác…

- Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…

4. Bài tập về từ láy

Bài 1. Hãy xếp các từ phức sau vào hai loại từ ghép và từ láy:

Sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

Bài 2. Từ nào không phải từ láy?

a. lung linh, lấp lánh, long lanh, lấp ló, lớn lên

b. mênh mông, mờ mịt, mấp mé, mũm mĩm, đậm nhạt

Bài 3. Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:

A. Da người

B. Lá cây còn non

C. Lá cây đã già

D. Trời.

Bài 4. Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Bài 5.

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Trả lời:

Bài 1.

- Từ ghép: hung dữ, mộc mạc, dẻo dai, vững chắc

- Từ láy: sừng sững, lủng củng, nhũn nhặn, cứng cáp.

Bài 2.

a. Từ không phải từ láy là: lớn lên

b. Từ không phải từ láy: đậm nhạt

Bài 3. A

Bài 4.

Từ ghépTừ láy
châm chọc, mong ngóng, phương hướng, nhỏ nhẹ, mong mỏichậm chạp, mê mẩn, ươi tắn, vương vấn

Bài 5.

a.* nhỏ:

- Từ ghép phân loại: việc nhỏ, chuyện nhỏ

- Từ ghép tổng hợp: to nhỏ, nhỏ bé

- Từ láy: nho nhỏ

* sáng:

- Từ ghép phân loại: sáng trưng, sáng chói

- Từ ghép tổng hợp: sáng tối, sáng tươi

- Từ láy: sáng sủa

* lạnh:

- Từ ghép phân loại: lạnh tanh, lạnh ngắt

- Từ ghép tổng hợp: nóng lạnh, lạnh giá, lạnh buốt

- Từ láy: lành lạnh

b.* xanh:

- Từ ghép: xanh đậm

- Từ láy: xanh xanh

* đỏ:

- Từ ghép: đỏ tươi

- Từ láy: đo đỏ

* trắng

- Từ ghép: trắng bệch

- Từ láy: trăng trắng

* vàng:

- Từ ghép: vàng nhạt

- Từ láy: vàng vọt

* đen:

- Từ ghép: đen huyền

- Từ láy: đen đúa

Tìm từ láy có tiếng chứa âm S được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, từ đó áp dụng tốt vào giải bài tâp tiếng Việt lớp 4.  Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 536 lượt xem