Đặt câu với từ dã man Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Đặt câu với từ dã man được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Ngoài việc đặt câu với từ dã man các em tìm hiểu thêm về câu là gì, các thành phần của câu, với phần ví dụ sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Đặt câu với từ dã man

Trả lời:

- Bọn thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta rất dã man.

- Chú Chó bị người chủ cửa hàng đánh đập dã man vì ăn trộm thức ăn.

1. Câu là gì?

Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất diễn đạt một ý trọn vẹn. Xét về ngữ pháp thì câu có chủ ngữ và vị ngữ, có thể có trạng ngữ. Xét về nghĩa thì 1 câu phải có nghĩa rõ ràn, hoàn chỉnh.

2. Ví dụ về câu

– Trăng đã lặn (N.C)

– Có nghĩa gì đâu một buổi chiều (X.D)

– Những người tù biết trời mưa khi họ vừa bị lùa ra khỏi khám.

– Hãy nhớ lấy lời tôi (T.H)

3. Các thành phần của câu

Đặt câu với từ dã man

3.1. Chủ ngữ

– Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thai,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì?

* Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

Ví dụ: Xét VD ở dưới đây, chú ý các từ, cụm từ: Tôi, Chợ Rồng, Cây tre…

Ví dụ: Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc.

CN: cụm danh từ

3.2. Vị ngữ

Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, Như thế nào?, hoặc là gì?

Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng xem hoàng hôn xuống

VN1: cụm đtừ VN2: cụm đtừ

Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập.

VN 1: cụm động từ VN2 VN3 VN4 ->(đều là tính từ)

Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

VN: cụm danh từ

Ngoài ra, có các thành phần phụ trong câu.

3.3. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

3.4. Định ngữ

Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ).Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.

VD:

– Chị tôi có mái tóc đen. ( đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định ngữ)

– Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)

– Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ / tặng là cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”. mẹ tặng là định ngữ)

3.5. Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.

VD:

– Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ )

– Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ)

3.6. Khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

– Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu).

– Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.

– Khả năng kết hợp : đứng sau quan hệ từ : về, mà, còn, với, đối với…

VD:

– Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-Păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

– Đối với tôi, điều này thật quá sức tưởng tượng!

3.7. Các thành phần biệt lập trong câu.

Thành phần tình thái

– Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

– Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

– Từ nhận biết:chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

VD

– Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

Thành phần cảm thán

– Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

– Từ nhận biết: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…

VD:Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Thành phần gọi đáp

– Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

– Từ nhận biết:này, thưa, dạ…

VD: Này tên kia, đứng lại ngay cho ta!

Cách nhận biết: Các vị trí xuất hiện:

(phần phụ chú)

– phần phụ chú –

– phần phụ chú ,

Thành phần phụ chú

Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

VD:- Việt Nam – một đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên – đang cố gắng để thoát nghèo.

– Anh Sơn (vốn dân Nam bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.

Đặt câu với từ dã man được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức cũng như nắm chắc nội dung của bài, từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập cuối sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 90 lượt xem