Đặt 3 câu theo mẫu ai làm gì? Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Đặt 3 câu theo mẫu ai làm gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em đặt 3 câu theo mẫu câu Ai làm gì đồng thời hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi của bài, sự khác biệt giữa 3 kiểu câu đó, từ đó các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Đặt 3 câu theo mẫu ai làm gì?

Trả lời:

– Cô Hà Lam làm việc ở nhà máy dệt.

• Ai làm việc ở nhà máy dệt?

• Cô Hà Lam làm gì?

– Ba em cuốc đất trồng rau ở ngoài đồng.

• Ai cuốc đất trồng rau ở ngoài đồng?

• Ba em làm gì?

– Chị Hai nấu cơm trong bếp.

• Ai nấu cơm trong bếp?

• Chị Hai làm gì?

Đặt 3 câu theo mẫu ai làm gì?

1. Bài tập về mẫu câu Ai làm gì?

Câu 1: Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

Đoạn 1: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?

a) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

b) Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

Đặt 3 câu theo mẫu ai làm gì? (ảnh 2)

Đoạn 2: Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tối buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Trả lời:

Trong đoạn văn có 4 câu kể Ai làm gì?

Câu 1: Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Câu 2: Một số chiến sĩ thả câu.

Câu 3: Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

Câu 4: Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Câu 2: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

Đoạn 1:

Câu a: Cha (chủ ngữ)/làm cha tôi...để quét nhà, quét sân (vị ngữ).

Câu b: Mẹ (chủ ngữ)/đựng hạt giống...gieo cấy mùa sau (vị ngữ).

Câu c: Chị tôi (chủ ngữ)/đan nón lá cọ...làn cọ xuất khẩu (vị ngữ).

Đoạn 2:

Câu 1: Tàu chúng tôi ( chủ ngữ) / buông neo trong vùng biển Trường Sa ( vị ngữ ).

Câu 2: Một số chiến sĩ ( chủ ngữ ) / thả câu ( vị ngữ ).

Câu 3: Một số khác ( chủ ngữ ) / quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo ( vị ngữ ).

Câu 4: Cá heo ( chủ ngữ ) / gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui ( vị ngữ ).

Câu 3: Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?

Trả lời:

Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răg, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.

2. Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

* Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:

- Câu kể Ai –làm gì ? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

- Câu kể Ai- thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ – vị.

- Câu kể Ai – là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ -vị.

Vì mỗi kiểu câu trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.

* Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

+ Câu kể Ai- là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.

Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.

Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.

+ Câu kể Ai- làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.

Ví dụ: - Minh quét nhà giúp mẹ.

- Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai- thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ: - Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.

- Cô giáo em rất tốt bụng.

- Con sông quê hương thơ mộng uốn quanh cả một ngôi làng.

3. Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

Kiểu câu

Ai – làm gì?

Ai – thế nào?

Đặc điểm của chủ ngữ

-Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.

-Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.)

-Chỉ người, động vật, bất động vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Đặc điểm ở vị ngữ

+ Kể lại hoạt động

+Là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động.

+Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái

+ Là động từ ( cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ.

Đặt 3 câu theo mẫu ai làm gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức của bài, từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 126 lượt xem