Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Cấu tạo một bài văn miêu tả cây cối cũng giống như cấu tạo của những bài văn miêu tả thông thường khác, bao gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài, tuy nhiên mỗi phần lại có nội dung khác nhau. Các em cùng tham khảo bài học dưới đây để tìm hiểu thêm về cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối nhé
Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối lớp 4
Câu hỏi: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối
Trả lời:
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:
- Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).
- Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).
- Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết.
Bài văn mẫu tả cây cối
Tả cây phượng mẫu 1
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban cho rất nhiều những loài hoa đẹp. Loài hoa nào cũng rực rỡ màu sắc và mỗi người sẽ yêu mến một loài hoa khác nhau. Riêng em, em yêu thích nhất vẫn là hoa phượng bởi hoa phượng chính là biểu tượng của tuổi học trò.
Cây phượng vĩ đã được trồng trong sân trường em từ lâu lắm rồi. Từ ngày em bước vào lớp 1, cây đã đứng sừng sững ở đó. Chính vì vậy mà cái thân của nó cũng to hơn những cái cây khác rất nhiều. Mặc thù thân cây to là vậy nhưng càng lên cao thì thân phượng càng nhỏ lại. Thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Mỗi nhánh cây lại mọc ra những tán lá xanh um tùm. Lá của cây hoa phượng thật đặc biệt. Chúng nhỏ xíu như những cánh hoa me. Nhờ những tán lá rậm rạp ấy mà cây phượng vẫn ngày ngày tỏa bóng mát cho chúng em. Đó là lý do mà vì sao chúng em rất thích chơi dưới gốc cây phượng.
Thế nhưng cây phượng đẹp nhất khi chúng bắt đầu ra hoa. Đầu tiên chỉ là một vài chùm hoa phượng điểm tô giữa nên xanh của lá. Dần dần, hoa phượng chiếm lĩnh toàn bộ không gian. Cả một góc trời rực rỡ màu hoa phượng. Nếu ngồi dưới gốc, thi thoảng chúng em sẽ được nhìn thấy những cánh hoa phượng rơi. Nếu nhặt được 1 cánh hoa sữa để ép vào trang vở thì thật tuyệt vời làm sao.
Mặc dù phượng nở cũng là lúc em phải tạm xa mái trường thân yêu của mình nhưng đối với em, hình ảnh về cây hoa phượng vẫn là hình ảnh mà em không bao giờ quên.
Tả cây bàng mẫu 2
Ngôi trường này cũng đã gắn bó với em trong những năm tháng học tiểu học. Chắc chắn rằng mai sau em có đến một ngôi trường khác để theo học thì hình ảnh mái trường hình ảnh hàng cây xanh, đặc biệt là cây bàng nơi sân trường sẽ là hình ảnh không bao giờ em quên được.
Quan sát cây bàng này lớn lắm, tán lá của nó xòe rộng ra như một chiếc ô khổng lồ che mát cho học sinh chúng em. Mỗi năm cây lại lớn hơn một chút. Cứ mỗi lần đi học thì phóng tầm mắt từ xa nhìn lại em thấy được hình ảnh cây bàng giống như một cái lọng cho quan ngày trước. Chỉ có điều là chiếc lọng này có mấy tầng liền. Bởi cây bàng được chia tầng tầng, lớp lớp nhìn mới đẹp biết bao nhiêu. Những tán lá xếp chồng lên nhau như thế khiến cho chỗ chúng em giải nào – ngồi ở gốc bàng thực là một nơi lý tưởng nhất. Được ngồi dưới gốc bàng thì thích nhất khi được ngồi dưới tán cây, lắng nghe tiếng chim hót hòa cùng tiếng ve kêu râm ran, đã thế lại được hưởng thụ bóng mát từ những chiếc lá trên chiếc ghế mây của mình.
Chẳng mấy chốc, khi mùa hè đi qua, mùa thu đến, qua những tháng ngày mùa thu với cơn gió heo may. Khi đó thì những chiếc lá bàng dần chuyển sang màu đỏ trong cái giá lạnh của mùa đông. Sân trường em mùa thu như rực lên một màu đỏ son nổi bật của lá bàng. Mùa đông cây rụng lá và phải đợi đến mùa xuân cây mới đâm chồi và nảy lộc.
Ngay ở phía dưới gốc cây, em đã trồng những cây cỏ cảnh rất đẹp, cả những bông hoa đủ màu sắc. Tất cả sự vật này chúng tô điểm cho nhau, tạo nên một bức tranh tự nhiên tươi đẹp thích mắt nhất. Em rất thích cây bàng này và em cũng sẽ thường xuyên tưới nước cho cây nhanh lớn hơn nữa.
Tả cây hoa hồng mẫu 3
Vườn cây nhà em vào tiết trời mùa xuân, trăm ngàn loài hoa đang đua nhau khoe sắc, tỏa hương. Nhưng em thấy ấn tượng và yêu thích nhất vẫn là cây hoa hồng.
Cây hoa hồng nhung đã ở đây được hơn một năm nay rồi. Đó là quà của bố em về cho em sau một chuyến đi công tác. Cây hoa được em trồng ở ngay phía vào của vườn, bất cứ ai đi qua đều có thể thấy được vẻ đẹp của hoa.
Cây hoa hồng không mọc riêng rẽ, ba bốn gốc chụm lại thành khóm. Chiếu cao của cây bằng khoảng nửa người. Thân cây nhỏ nhắn, chỉ to hơn chiếc đũa một xíu, màu xanh đậm. Hoa hồng đặc biệt hơn với những loài hoa khác là thân cây có rất nhiều gai. Những chiếc gai nhọn hoắt, có thể làm bị thương bất cứ ai cố tình làm hại đến cây. Đó chính là những người lính trung thành bảo vệ cho vị công chúa hồng nhung kiêu sa ở trên. Xung quanh thân cây là những chiếc lá cây nhỏ nhắn, hình răng cưa mọc so le với nhau.
Màu xanh đậm của thân và lá càng hòa hợp và tôn lên màu sắc của hoa. Những nụ hồng ban đầu e ấp, chụm lại, khép nép và nhỏ xíu. Chỉ có thể thấy được màu hồng đậm ở bên ngoài cánh hoa. Rồi một buổi sớm, khi được ánh nắng mai chan hòa, làn gió nhẹ đánh thức, nàng công chúa kín đáo cũng muốn mở mắt ngắm nhìn cuộc đời. Những cánh hoa bắt đầu xòe nở, bung ra bên ngoài hứng lấy những giọt sương sớm. Những cánh hoa mềm mại, mượt mà y như tên nhung của nó vậy. Chiếc lá này chở che cho chiếc kia, lá ngoài đùm bọc lá trong để tạo nên bông hoa chặt chẽ và làm nổi bật nhị hoa.
Từ thân cây và những bông hoa làm nên vẻ đẹp kiêu sa và quý phái cho hoa hồng. Hương hoa hồng rất thơm. Mùi hương có phần nồng nàn được gió phát đi khắp không gian gây hấp dẫn cho con người và cả những loài côn trùng. Vì thế, cứ đến mùa hoa nở là những ong bướm lại rủ nhau kéo về đây. Những bông hoa tô sắc cho khu vườn. Bên những cúc trắng, những hoa loa kèn đỏ tươi, màu đỏ thanh tao của hoa hồng vẫn thật nổi bật. Nàng như là nữ hoàng của cả khu vườn vậy.
Em rất thích ngắm nhìn hoa hồng vào những buổi sớm mai. Và em cũng hiểu tại sao hoa hồng lại được yêu thích và trở thành quốc hoa của nhiều nước đến vậy.
- Từ trái nghĩa với từ bảo vệ
- Đặt câu với từ thì, mà, bằng
- Nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao
- Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
- Lời dẫn gián tiếp là gì?
- Lời dẫn trực tiếp là gì?
- Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?
- Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ?
- Tác dụng của dấu ba chấm
Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần hướng dẫn chi tiết kèm theo bài văn mẫu sẽ giúp các em củng cố kiến thức cũng như nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ láy chỉ tiếng nước chảy Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ láy chỉ tiếng gió thổi Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm ba từ láy có vần ăng? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Từ láy có tiếng hiền là? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ láy chứa tiếng ngay Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Mở bài trực tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Mở bài gián tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Kết bài không mở rộng là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4