So sánh hai từ ghép: bánh trái, bánh rán Tiếng Việt lớp 4
So sánh hai từ ghép: bánh trái, bánh rán được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay ngoài việc hướng dẫn các em trả lời câu hỏi còn hướng dẫn các em phân loại từ ghép, cách nhận biết là từ ghép. Để tìm hiểu chi tiết hơn, các em tham khảo nội dung chi tiết của bài dưới đây nhé.
Từ ghép - Tiếng Việt lớp 4
Câu hỏi: So sánh hai từ ghép: bánh trái, bánh rán:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là: .......................................
- Từ ghép có nghĩa phân loại là: .......................................
Lời giải:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là: bánh trái
- Từ ghép có nghĩa phân loại là: bánh rán
1. Từ ghép là gì?
Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng (tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.
Ví dụ về từ ghép
Từ ghép chính phụ: một từ chính và một từ đứng sau bổ nghĩa cho nó.
Mát mẻ, thơm phức, tàu ngầm, hoa hồng,…là những từ ghép chính phụ. Chúng ta cùng phân tích một từ để rõ hơn.
“Hoa hồng”: Hoa là từ chính, Hoa là chỉ một thành phần của cây; Hồng là từ chỉ màu sắc bổ nghĩa cho từ hoa. Phân biệt với các loài hoa khác như: Hoa lan, hoa cúc,..
Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp, phân nghĩa.
Từ ghép đẳng lập: hai từ ngang nhau về nghĩa cũng như chức năng. Ví dụ: Ăn uống, hát hò, mưa gió, cây cỏ, trầm bổng, tắm giặt, rau quả,…
Phân tách từ “mưa gió”: mưa cũng có nghĩa và ghép với các từ khác: mưa to, mưa rào…, gió cũng có nghĩa riêng như: gió to, gió mạnh, gió lào,.. đê dàng nhìn thấy từ “mưa gió” nó có nghĩa tổng hợp từ nghĩa hai từ ghép lại, nghĩa của nó rộng hơn.
Hai loại từ ghép cơ bản
Công dụng của từ ghép trong câu
Từ ghép là một trong những thành phần cấu tạo nên cấu trúc câu quan trọng. Nó giúp xác định nghĩa của các từ kể cả trong văn nói lẫn văn viết một cách chính xác, có nghĩa là chỉ cần đọc lên là người đọc sẽ hiểu nghĩa của từ, nghĩa của câu mà không cần phải suy nghĩ, lắp ghép ý lại với nhau.
Từ ghép làm cho câu trở nên logic về hình thức và cả nội dung. Đọc lên nghe mạch lạc và nghĩa rõ ràng chính xác.
Từ đơn có những nhiệm vụ riêng của nó, từ ghép cũng vậy, nhưng có nhiều loại và đa dạng hơn so với từ đơn, một câu luôn có loại từ này xuất hiện, dường như không thể thiếu.
2. Phân loại từ ghép
Từ ghép được chia thành hai loại chính: Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
Là từ mà trong đó tiếng đứng đầu tiên là từ chính, và từ theo sau gọi là từ phụ. Từ chính có vai trò thể hiện ý chính, còn từ phụ đi kèm có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nhìn chung, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.
Ví dụ: sân bay, tàu hỏa, hoa hồng, xanh lòe, đỏ hoe…
Từ ghép đẳng lập
Trong từ ghép đẳng lập, hai từ có vị trí và vai trò ngang nhau, không phân biệt từ chính và từ phụ. Thông thường, với từ ghép đẳng lập thì nghĩa sẽ rộng hơn so với từ chép chính phụ.
Ví dụ: nhà cửa, ông bà, bố mẹ, cỏ cây, quần áo, sách vở, bàn ghế…
3. Cách nhận biết là từ ghép
Để phân biệt từ ghép với các loại từ khác, hay giữa các loại từ ghép với nhau thì chúng ta sẽ nhìn vào cấu tạo của từ về cấu trúc và nghĩa, tiến hành phân tách để chúng ta biết.
Các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó chính là từ ghép. Ví dụ: thúng mủng, mơ mộng, phẳng lặng
Trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng không có nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ âm là từ ghép.
Trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống như từ láy, nhưng các tiếng đều có nghĩa, đó là từ ghép: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, hoan hỉ, ban bố, chân chất, hảo hạng.
Từ không có quan hệ về âm lẫn về nghĩa, từ thuần việt: tắc kè, bù nhìn, bồ hóng và các từ vay mượn: mì chính, xà phòng.. đó là từ ghép đặc biệt.
Từ mà chúng ta nhìn vào nó có nghĩa bao trùm: sách vở, ăn uống, hoa quả,…
Từ mà phân loại người hay vật: “hạt ngô” phân biệt với hạt lúa, hạt mè,.. hay “hoa hồng” phân biệt với hoa lan, hoa huệ,..
- Tìm từ ghép từ láy chứa tiếng ngay, thẳng, thật
- Gò đống là từ ghép gì
- Từ trái nghĩa với giữ gìn, đặt câu với từ trái nghĩa đó
- Từ láy có tiếng đẹp, tiếng nhỏ, tiếng thằng?
- Từ láy có tiếng ngay?
- Kể lại câu chuyện Nàng Tiên Ốc kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật
So sánh hai từ ghép: bánh trái, bánh rán được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức cũng như giúp các em nắm chắc nội dung của bài từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Danh từ chỉ khái niệm là gì? Tiếng Việt lớp 4
- Kể lại câu chuyện Ở vương quốc tương lai theo trình tự không gian Tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với từ kiên nhẫn Tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với thành ngữ gan vàng dạ sắt? Tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với từ vi vu? Tiếng Việt lớp 4
- Đọc hiểu Người liên lạc nhỏ Tiếng Việt lớp 4
- Đọc hiểu Đôi giày ba ta màu xanh Tiếng Việt lớp 4
- Cách xác định chủ ngữ vị ngữ Tiếng Việt lớp 4
- Bài tập xác định trạng ngữ lớp 4 Tiếng Việt lớp 4
- Bài tập xác định từ loại Tiếng Việt lớp 4
- Thế nào là kể chuyện? Tiếng Việt lớp 4