Những từ láy tả tiếng cười Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Những từ láy tả tiếng cười được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập về từ láy, phân biệt từ ghép đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé

Đề bài: Nêu những từ láy tả tiếng cười?

Lời giải: khanh khách, khúc khích, sặc sụa, hì hì, hô hố, ha hả, rinh rích, toe toét…

Đặt câu với các từ láy tả tiếng cười

Từ miêu tả tiếng cười

Đặt câu

Ha hả

Nam cười ha hả đầy vẻ khoái chí.

Hì hì

Cu cậu gãi đầu hì hì, vẻ xoa dịu.

Khanh khách

Chúng em vừa chơi kéo co vừa cười khanh khách.

Sằng sặc

Bế Mina lên, nhúi đầu vào cổ bé, bé cười lên sằng sặc.

Khúc khích

Mấy bạn gái ngồi tâm sự với nhau dưới tán bàng, không biết có gì vui mà thỉnh thoảng lại nghe thấy những tiếng cười khúc khích.

Sặc sụa

Coi phim hoạt hình Tom và Jerry, bé Trinh ôm bụng cười sặc sụa.

Các dạng bài tập về từ láy

Sau khi hiểu rõ từ láy là gì, các bạn học sinh phải biết cách áp dụng những kiến thức đã học để hoàn thành nhuần nhuyễn các dạng bài tập sau:

Dạng 1 – Bài tập nhận biết từ láy: Dạng bài tập này sẽ củng cố kiến thức về định nghĩa của từ láy và cách phân biệt chúng với từ ghép.

Ví dụ: Hãy xác định từ láy và từ ghép trong danh sách các từ sau: Nhà cửa, chí khí, lủng củng, cứng cáp, mộc mạc, dũng cảm, dẻo dai.

- Từ láy: Lủng củng, mộc mạc.

- Từ ghép: Nhà cửa, chí khí

Dạng 2 – Bài tập xác định kiểu từ láy: Ôn tập và củng cố kiến thức về cách phân loại từ láy.

Ví dụ: Hãy cho biết các từ láy dưới đây thuộc kiểu từ láy nào: Mải miết, thăm thẳm, tít tắp, mơ màng, phẳng phiu, hun hút.

- Từ láy toàn bộ: Thăm thẳm.

- Từ láy bộ phận: Mải miết, tít tắp, mơ màng, phẳng phiu, hun hút.

Những từ láy tả tiếng cười

Dạng 3 – Bài tập xác định từ láy trong một đoạn văn, đoạn thơ cho trước và cho biết công dụng của chúng: Dạng bài tập này củng cố kiến thức về cách nhận biết từ láy và tăng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh bằng cách xác định vai trò, tác dụng của từ láy trong đoạn văn đó.

Ví dụ: Xác định từ láy hiệu quả sử dụng từ láy trong bài thơ “Thương Vợ” của Tú Xương:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Trong bài thời trên, tác giả đã sử dụng hai từ láy: lặn lội, eo sèo gợi lên thực cảnh mưu sinh vất vả của bà Tú trong một không gian rợn ngợp và đầy nguy hiểm. Đồng thời, cũng thể hiện lòng xót thương vợ da diết và sự bất lực của ông Tú:

- Từ láy “Lặn lội”: Gợi sự lam lũ, cực nhọc đầy gian truân. Kèm theo đó là hình ảnh ẩn dụ “thân cò” gợi lên nỗi vất vả, khó khăn của người vợ phải lam lũ mưu sinh nuôi cả gia đình.

- Từ láy “Eo sèo” gợi lên khung cảnh chen lấn, giành giật, xô đẩy nhau.

Bài tập phân biệt từ ghép và từ láy

Bài 1: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:

Các từ ghép

Các từ láy

mềm ...

xinh ...

khỏe ...

mong ...

nhớ ...

buồn ...

mềm ...

xinh ...

khỏe ...

mong ...

nhớ ...

buồn ...

Bài 2: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

Từ láy

nhỏ ...

lạnh ...

vui ...

xanh ...

nhỏ ...

lạnh ...

vui ...

xanh ...

nhỏ ...

lạnh ...

vui ...

xanh ...

Bài 3: Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm: Từ ghép tổng hợp; Từ ghép phân loại; Từ láy:

- Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.

Bài 4: Phân các từ phức dưới đây thành 2 loại: Từ ghép tổng hợp và Từ ghép phân loại:

- Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh cả, em út, chị dâu, anh rể, anh chị, ruột thịt, hoà thuận, thương yêu.

Bài 5: Cho những kết hợp sau: Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.

Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp 2 từ đơn.

Bài 6: “Tổ quốc” là 1 từ ghép gốc Hán (từ Hán Việt). Em hãy:

- Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “tổ”.

- Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “quốc ’’.

Bài 7: Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm được.

Bài 8: Em hãy tìm:

- 3 thành ngữ nói về việc học tập.

- 3 thành ngữ (tục ngữ) nói về tình cảm gia đình.

Bài 9: Tìm các từ tượng hình, tượng thanh thích hợp điền vào chỗ trống:

- hang sâu ....

- cười ...

- rộng ....

- vực sâu ....

- nói ...

- dài ....

- cánh đồng rộng ....

- gáy ...

- cao ...

- con đường rộng ...

- thổi ...

- thấp ...

Bài 10: Tìm 4 từ ghép có tiếng “thơm’’ đứng trước, chỉ mức độ thơm khác nhau của hoa, Phân biệt nghĩa của các từ này.

Bài 11: Giải nghĩa các thành ngữ , tục ngữ sau:

- Ở hiền gặp lành.

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Ăn vóc học hay.

- Học thày không tày học bạn.

- Học một biết mười.

- Máu chảy ruột mềm.

Bài 12: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các thành ngữ:

- Chậm như......

- Ăn như ....

- Nhanh như.....

- Nói như ....

- Nặng như.....

- Khoẻ như ...

- Cao như......

- Yếu như ...

- Dài như.....

- Ngọt như ...

- Rộng như....

- Vững như ...

Bài 13: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Bài 14: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Bài 15: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Bài 16: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:

Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.

Đáp án bài tập phân biệt từ ghép và từ láy

Câu 1.

- Các từ ghép:

+ mềm: mềm nhũn..

+ xinh: xinh tươi, xinh đẹp…

+ khỏe: khỏe mạnh…

+ mong: mong chờ, mong đợi…

+ nhớ: nhớ thương…

+ buồn: buồn chán…

Câu 2.

- Các từ láy:

+ mềm: mềm mại…

+ xinh: xinh xắn, xinh xẻo…

+ khỏe: khỏe khoắn…

+ mong: mong mỏi…

+ nhớ: nhớ nhung…

+ buồn: buồn bã…

Câu 3:

+ Từ ghép tổng hợp: gắn bó, giúp đỡ, học hỏi, thành thật, bao bọc, nhỏ nhẹ.

+ Từ ghép phân loại: bạn đường, bạn học.

+ Từ láy: thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn, quanh co.

(Lưu ý: từ bạn bè cũng có thể xếp vào nhóm từ ghép tổng hợp nhưng cần lí giải nghĩa tiếng bè trong bè đảng, bè phái)

Câu 4.

+ Từ ghép tổng hợp: bạn hữu, anh em, anh chị, ruột thịt, hòa thuận, thương yêu

+ Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đời, anh cả, em út, chị dâu, anh rể

Bài 5.

+ Từ ghép tổng hợp: Vui mừng, đi đứng , san sẻ, chợ búa, học hành, ăn ở, tươi cười.

+ Từ ghép phân loại: Vui lòng, giúp việc, xe đạp, tia lửa, nước uống.

+ Từ láy: cong queo, ồn ào, thằn lằn.

+ Kết hợp 2 từ đơn: nụ hoa, uống nước.

Bài 6.

+ Từ ghép có tiếng “tổ”: tổ tiên, tổ nghề, tổ đội, tổ hợp…

+ Từ ghép có tiếng “quốc”: quốc gia, quốc huy, quốc kì, quốc ca, quốc túy, quốc hồn…

Bài 7.

- Từ láy miêu tả bước đi, dáng đứng của con người: nhanh nhẹn, vững vàng, vội vã, mạnh mẽ, cồng kềnh, khập khiễng, khềnh khàng, lướt thướt, èo uột…

- Gợi ý đặt câu:

+ Chú Bình có dáng đi nhanh nhẹn và mạnh mẽ giống như con người chú.

+ Thằng Hùng đi đá bóng bị ngã, sưng to đầu gối bên trái nên phải đi khập khiễng.

+ Cái Hoa mặc trộm chiếc váy dài của chị Nga, đi cứ lướt thướt, trông đến là buồn cười.

Bài 8.

- Thành ngữ nói về học tập:

+ Dốt đến đâu học lâu cũng biết

+ Đi một ngày đàng học một sàng khôn

+ Học ăn, học nói, học gói, học mở

+ Học một biết mười

+ Học thầy không tày học bạn

+ Người không học như ngọc không mài

+ Tiên học lễ, hậu học văn

- Thành ngữ nói về tình cảm gia đình:

+ Lên non mới biết non cao - Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.

+ Chị ngã em nâng

+ Ngó lên nuộc lạt mái nhà - Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

+ Anh em nào phải người xa - Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

+ Ơn cha nặng lắm ai ơi - Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

+ Con người có cố, có ông - Như cây có cội, như sông có nguồn.

+ Anh em như chân với tay - Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

+ Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

+ Đố ai đếm được vì sao - Đố ai đếm được công lao mẹ già

+ Trời cao, biển rộng, đất dày - Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên

+ Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ - Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha

+ Khôn ngoan đối đáp người ngoài - Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Câu 9.

Gợi ý:

+ hang sâu: hun hút, thăm thẳm...

+ cười: khanh khách, khúc khích, tíu tít, toe toét...

+ rộng: mênh mông, thênh thang...

+ vực sâu: thăm thẳm, hun hút...

+ nói: oang oang, ầm ĩ, thì thào, thầm thì...

+ dài: đằng đẵng, miên man...

+ cánh đồng rộng: mênh mông, thênh thang...

+ gáy: ầm ĩ, thánh thót, vang dội, rền vang...

+ cao: vời vợi, chót vót...

+ con đường rộng: thênh thang...

+ thổi: ầm ĩ...

+ thấp: lè tè, lụp xụp…

Bài 10.

- Gợi ý các từ ghép có tiếng “thơm” đứng trước chỉ các mức độ thơm khác nhau của hoa: thơm phức, thơm lừng, thơm ngát, thơm nức…

- Giải nghĩa:

+ thơm phức: mùi thơm tỏa ra mạnh mẽ, dày đặc và hấp dẫn

+ thơm lừng: mùi thơm mạnh, đậm và lan đi rất xa

+ thơm ngát: mùi thơm không quá nồng, nhưng dễ chịu và lan xa

+ thơm nức: mùi thơm nồng và lan đi rất xa

Câu 11.

+ Ở hiền gặp lành: Ở hiền thì sẽ được đền đáp bằng những điều tốt lành

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Phẩm chất đạo đức tốt đẹp bên trong đáng quý hơn vẻ đẹp hình thức bên ngoài.

+ Ăn vóc học hay: Phải ăn mới có sức vóc, phải học mới có hiểu biết.

+ Học thầy không tày học bạn: Ngoài việc học ở thầy cô, việc học hỏi ở bạn bè cũng rất cần thiết và hữu ích.

+ Học một biết mười: Chỉ cách học của những người thông minh, không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự mình phát triển, mở rộng được những điều đã học.

+ Máu chảy ruột mềm: Chỉ tình máu mủ, ruột thịt thương xót nhau khi gặp hoạn nạn.

Câu 12.

+ Chậm như rùa

+ Ăn như lợn (hạm)

+ Nhanh như cắt (thỏ)

+ Nói như vẹt (khướu)

+ Nặng như voi

+ Khoẻ như vâm (gấu)

+ Cao như cột đình (cột sào)

+ Yếu như sên (gà)

+ Dài như đêm (sông)

+ Ngọt như đường (mía lùi)

+ Rộng như biển

+ Vững như núi (bàn thạch)

Bài 13.

- Các từ ghép tạo ra từ các từ đơn thích, quý, yêu, thương, mến là: yêu quý, yêu thích, yêu thương, yêu mến, quý mến, mến thương, mến yêu, thương yêu, thương mến

Bài 14.

- Các từ láy có trong bài thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình

- Phân loại:

+ Từ láy âm đầu: chói chang, long lanh, xập xình

+ Từ láy toàn phần: nhè nhẹ

Bài 15.

a.

+ Từ đơn: mưa, những, rơi, mà, như

+ Từ ghép: mùa xuân, xôn xao, phơi phới, hạt mưa, bé nhỏ, mềm mại, nhảy nhót

b.

+ Từ đơn: chú, nước, tung, cánh, bay, vọt, lên, chú, lướt, nhanh, trên, trải, rộng, và

+ Từ ghép: chuồn chuồn, cái bóng, nhỏ xíu, mặt hồ, mênh mông, lặng sóng

c.

+ Từ đơn: ngoài, đường, rơi, tiếng, chân, người, chạy

+ Từ ghép: tiếng mưa, lộp độp, lép nhép

d.

+ Từ đơn: vào, lại, mở, hội, đua, voi

+ Từ ghép: hằng năm, mùa xuân, tiết trời, ấm áp, đồng bào, Ê đê, M'nông, tưng bừng

e.

+ Từ đơn: suối, chảy

+ Từ ghép: róc rách

Bài 16.

+ Từ láy có trong đoạn văn là: bập bùng, rì rầm, í ới, mênh mông

Những từ láy tả tiếng cười được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, nắm chắc được nội dung của bài từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập về từ láy. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài Những từ láy tả tiếng cười trên các em có thể tham khảo thêm các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé

  • 198 lượt xem