Từ láy có tiếng hiền là? Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Từ láy có tiếng hiền là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Ngoài việc tham khảo hướng dẫn đáp án câu hỏi, các em nắm được khái niệm từ phức là gì, phân loại từ phức và phân biệt từ láy và từ ghép. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Từ láy có tiếng hiền là?

Lời giải:

- Từ láy có tiếng hiền là Hiền hậu, hiền hòa

Từ láy có tiếng hiền là?

1. Khái niệm từ phức là gì?

Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

Đặc điểm của từ phức:

– Từ phức chính là từ ghép

– Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

2. Phân loại từ phức

Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy.

a. Từ ghép là gì?

Từ ghép đơn giản được hiểu là từ loại được tạo nên bởi 2 tiếng kết hợp với nhau. Căn cứ về mặt quan hệ ngữ nghĩa, người ta chia từ ghép thành 2 loại là: từ ghép đẳng lập , từ ghép chính phụ .

- Từ ghép chính phụ: Là từ có cấu tạo 2 tiếng, tiếng sau mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước. Tiếng trước đứng một mình sẽ mang phổ nghĩa rộng hơn.

Ví dụ:

Mùa Xuân – Xuân bổ nghĩa cho Mùa, nếu chỉ nói Mùa thì chỉ biết đó là 1 mùa trong năm chứ không biết cụ thể là Mùa Xuân hay mùa Hạ, Thu, Đông.

Thịt gà – Gà bổ sung nghĩa cho Thịt, nếu chỉ nói thịt thì người ta không thể biết là thịt gà, thịt bò hay thịt heo…

- Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ hai hay nhiều từ đơn. Mà khi tách riêng cúng có thể biểu đạt một nghĩa trọn vẹn, đồng thời các tiếng độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp, không có từ chính hay từ phụ.

Ví dụ: Cha – mẹ, cây – cỏ, ngày – đêm, sáng – tối,…

b. Từ láy là gì?

Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành. Cụ thể mục đích của từ láy giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp. Từ láy được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ.

Loại từ này có một vẻ đẹp rất riêng. Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.

Ví dụ về từ láy: Rầm rầm, khanh khách, lung linh…

Phân loại từ láy

Có hai loại từ láy là: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận .

Láy toàn bộ:

Là từ láy được cấu tạo từ hai tiếng giống hệt nhau phần âm lẫn phần vần, thậm chí là dấu câu.

Ví dụ: xanh xanh, ào ào,…

Có khi để tạo tính giai điệu và tượng hình, tượng thanh thì phần dấu câu từ láy có thay đổi để phù hợp hơn.

Ví dụ: Lanh lảnh, thăm thẳm, chầm chậm,…

Láy bộ phận:

Là từ láy được láy lại phần âm hoặc phần vần, dấu câu giữ các tiếng láy có thể giống hoặc khác nhau.

Ví dụ: Ngẩn ngơ, thơ thẩn, thùng thình…: Láy phụ âm đầu

Hay: Lác đác, linh đình, lao đao,… : Láy phần vần

Nghĩa của từ láy được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc. Theo hướng mở rộng hay thu hẹp. Tăng cường hoặc giảm nhẹ.

Ví dụ: lo lắng có ý nghĩa cụ thể tăng cường hơn so với từ đơn lo.

Một số từ láy bị giảm nhẹ hoặc bị thu hẹp bớt nghĩa của các hình vị cơ sở.

Ví dụ: tim tím có nghĩa giảm nhẹ hơn từ tím.

Một số từ láy có cùng khuôn vần và có cùng mô hình cấu tạo thường có cùng một giá trị ngữ nghĩa nào đấy.

Ví dụ: vuông vắn, thẳng thắn, ngay ngắn thường diễn đạt một chuẩn mực.

Dựa vào phân loại trên có thể biết được từ quanh co là từ ghép hay từ láy. Quanh co chính là từ ghép.

Ví dụ: phân loại từ trong câu sau đây

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục, ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

3.  từ ghép là gì

Cách 1: Tách từng từ đơn và đặt câu để kiểm tra đó là từ ghép hay từ láy

- Các em cần hiểu rõ khái niệm quan trọng nhất là 2 từ đơn trong 1 từ ghép nếu tách riêng ra đều có nghĩa. Ngược lại 2 từ đơn của từ láy nếu tạc riêng ra thì có thể 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa.

- Vì vậy, để phân biệt từ nào là từ láy, từ ghép các bạn nên tách riêng từng từ ra và đặt câu cho từng từ, nếu cả 2 từ đó đều có nghĩa thì đó là từ ghép, ngược lại là từ láy.

Ví dụ 1: Từ “ bóng bay” là từ ghép vì khi ta tách 2 từ “ bóng” và “ bay” thì cả 2 từ trên đều có nghĩa. Bóng là chỉ một loại bóng trong thể thao hay bóng của con người, loài vật, từ bay có nghĩa là con chim đang bay, chiếc máy bay…

Ví dụ 2: Từ “ thơm tho “ là từ láy vì khi ta tách thành 2 từ đơn là từ “ thơm “ thì có nghĩa nhưng từ “ tho “ khi đứng 1 mình thì là 1 từ vô nghĩa.

Cách 2: Thay đổi vị trí các từ đơn với nhau

- Khi ta thay đổi vị trí của các từ đơn thì từ láy thường không đảo được trật tự ( trừ trường hợp đó là từ láy toàn bộ) còn từ ghép thì đảo vị trí các từ nghĩa không thay đổi.

Ví dụ: Từ “ xinh xắn “ là từ láy nhưng khi ta đảo trật tự 2 từ thành xắn xinh thì là một từ không có nghĩa.

Cách 3: Từ Hán – Việt không thể là từ láy

- Từ láy là một từ thuần Việt, nên những từ Hán – Việt đều là từ ghép.

Ví dụ: Từ “ hoan hô” là một từ Hán – Việt nên nó là từ ghép.

Cách 4: Từ láy giả định là từ ghép

- Một số từ láy giả định tuy có những đặc điểm giống từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa nên ta quy nó thành dạng từ ghép.

Ví dụ: Các từ chùa chiền, gậy gộc… là từ ghép chứ không phải là từ láy.

Từ láy có tiếng hiền là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng bài học hôm nay các em sẽ nắm được nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 94 lượt xem