Tác dụng của dấu hai chấm Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Tác dụng của dấu hai chấm được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Dấu hai chấm là một trong các dấu câu quen thuộc trong hệ thống dấu câu tiếng Việt, dấu hai chấm là dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, một một chấm ở dưới, được kí hiệu như bên trong dấu ngoặc đơn (:). Để tìm hiểu thêm về dấu hai chấm, các em cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé
Mục lục bài viết
Câu hỏi: Tác dụng của dấu hai chấm
Trả lời:
- Dùng để giúp người đọc phân định phần giải thích, thuyết minh cho đoạn/câu trước đó. Lúc này, phía sau dấu hai chấm không cần viết hoa.
- Dùng để liệt kê các sự vật, sự việc liên quan đến đoạn/câu trước đó. Trường hợp này thì phía sau dấu hai chấm cũng không cần phải viết hoa.
- Dùng để báo trước lời thoại trực tiếp, câu nói của nhân vật. Khi đó, dấu hai chấm còn đi kèm với dấu gạch đầu dòng ở hàng tiếp theo. Dấu hai chấm cũng có thể đi cùng với dấu ngoặc kép để trích dẫn hoặc đại ý lời nói. Ở trường hợp này thì không cần xuống dòng mà có thể viết tiếp tục trên cùng một hàng.
1. Ví dụ về dấu hai chấm
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.
Trong câu trên, dấu hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ (ở đây dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép).
Tôi thở dài
- Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho có. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài"?
2. Trường hợp sử dụng dấu hai chấm
- Dấu hai chấm dùng để liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc
Ví dụ: Hoa mai vàng có 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc, bao gồm: hạnh phúc, trường thọ, may mắn, hòa bình và thành công. Chính vì điều này nên khi tặng hoa mừng thọ, con cháu thường tặng cha mẹ, ông bà mình những cành mai vàng.
Ở ví dụ trên, dấu hai chấm có tác dụng liệt kê 5 ý nghĩa của cụm từ “ngũ phúc”. Với trường hợp này, chữ cái đầu sau dấu hai chấm không cần viết hoa.
* Dấu hai chấm báo hiệu lời đối thoại (kết hợp cùng dấu gạch ngang)
Ví dụ: Ngày xưa, hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Nhưng bông hoa hồng nói với nhau:
- Ước gì chúng ta có nhiều màu sắc như các loài hoa khác.
- Ừ nhỉ! Giá mà chúng ta có được màu đỏ rực rỡ của hoa thược dược, màu tím ngát của hoa lưu li, màu vàng tươi của hoa cúc…
- Nhưng chúng ta biết làm cách nào bây giờ?
Trong ví dụ này, dấu hai chấm có tác dụng biểu thị lời thoại trực tiếp. Ở đây là lời thoại của những đóa hoa hồng. Vì là trích dẫn trực tiếp nên mỗi câu của mỗi nhân vật đều đi kèm dấu gạch đầu dòng.
* Dấu hai chấm báo hiệu phía sau có trích dẫn nguyên văn hoặc đại ý
Ví dụ: Mỗi người làm báo phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: Cán bộ báo chí là chiến sĩ cách mạng. Trên cơ sở đó báo chí phải chủ động, tích cực phản ánh kết quả công tác chỉnh đốn Đảng tại các đơn vị, cơ sở, phát hiện cách làm hay, gương tốt để biểu dương, đồng thời đấu tranh với các sai sót công công tác xây dựng Đảng.
Ở ví dụ trên, dấu hai chấm trong đoạn có tác dụng biểu thị lời dẫn của nhân vật. Sở dĩ không đi kèm dấu ngoặc kép là bởi người viết chỉ lấy ý câu nói, không trích nguyên văn. Nếu trong trường hợp trích nguyên văn thì phải đi kèm với dấu ngoặc kép. Cả 2 trường hợp chữ cái đầu sau dấu hai chấm đều phải viết hoa.
3. Bài tập vận dụng
Bài 1: Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì?
a. Một chú công an vỗ vai em :
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !
b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
Trả lời:
a. Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài 2: Trong mẩu chuyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào? Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?
Chỉ vì quên một dấu câu
Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. ông dặn ngưòi bán hàng ghi lên băng tang : "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."
Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."
Trả lời:
Người bán hàng hiểu lầm nên ghi trên băng tang thừa nội dung "nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."
Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần đặt dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước: "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."
- Nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao
- Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
- Lời dẫn gián tiếp là gì?
- Lời dẫn trực tiếp là gì?
- Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?
- Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ?
- Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ?
- Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối
- Tác dụng của tính từ trong tiếng Việt
Tác dụng của dấu hai chấm được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm từ láy có âm đầu là L Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ láy có tiếng chứa âm S Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ láy có thể đứng sau các từ cười, thổi Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ láy chỉ tiếng nước chảy Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ láy chỉ tiếng gió thổi Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm ba từ láy có vần ăng? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Trái nghĩa với giữ gìn là từ nào? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Mở bài trực tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4