Tìm từ láy chứa tiếng ngay Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Tìm từ láy chứa tiếng ngay được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi tìm từ láy chứa tiếng ngay còn giúp các em phân loại từ láy, qua đó áp dụng tốt vào giải bài tập từ láy. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.
Tìm từ láy chứa tiếng ngay lớp 4
Câu hỏi: Tìm từ láy chứa tiếng ngay
Trả lời:
Từ láy: ngay ngắn, ngay ngáy
1. Phân loại từ láy
Dựa vào cấu trúc và cấu tạo giống nhau của các bộ phận, từ láy được chia thành hai loại là: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
Từ láy bộ phận
Khi tìm hiểu về loại từ láy này, các bạn học sinh thương thắc mắc “từ láy có âm đầu là gì?” hay “nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì?”. Câu trả lời đó chính là từ láy bộ phận.
Như vậy, từ láy bộ phận là từ có phần vần hoặc phần âm được láy giống nhau. Ví dụ như sau:
- Láy âm đầu: mếu máo, xinh xắn, mênh mông, mênh mang, ngơ ngác, ngáo ngơ,…
- Láy vần: Liêu xiêu, tẻo teo, liu diu, lim dim, lồng lộn, lao xao, lông ngông,…
Từ láy toàn bộ
Còn được gọi là láy hoàn toàn. Vậy từ láy hoàn toàn là gì? Là những từ có cả phần âm, phần vần, thậm chí là thanh điệu cũng được lặp lại giống nhau.
Ví dụ như: Xanh xanh, ào ào, hồng hồng, tím tím, luôn luôn,…
Đôi khi để tạo sự hài hòa về âm thanh và dùng để nhấn mạnh, một số từ có thể được thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Ví dụ như: Ngoan ngoãn, lồng lộng, thoang thoảng, tim tím,….
2. Bài tập về từ láy
Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Gợi ý đáp án
Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
Bài 2:
a. Những từ nào là từ láy
Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ
Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp
b. Những từ nào không phải từ ghép?
Chân thành, Chân thật, Chân tình
Thật thà, Thật sự, Thật tình
Gợi ý đáp án
a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,
b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà
Bài 3: Cho đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương .Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ . Như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng , lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Tìm từ láy trong các từ in đậm có trong đoạn văn trên rồi xếp vào 3 nhóm: láy âm đầu, váy vần,láy cả âm đầu và vần (láy tiếng)
Gợi ý đáp án
Từ láy âm đầu: mơ màng, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng,
Láy vần: sôi nổi
Láy cả âm và vần: ầm ầm
Bài 4: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Gợi ý trả lời:
Các từ láy được sử dụng trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng
Bài 5: Cho các tiếng sau, em hãy tạo thành các từ láy: nhỏ, nhức, chênh, tan, long, nhẹ, lắp
Gợi ý trả lời:
Các từ ghép được tạo thành:
Nhỏ nhắn, nhức nhối, chênh vênh, tan tành, long lanh, nhẹ nhàng, lắp bắp
Bài 6: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:
a. da người
b. lá cây còn non
c. lá cây đã già
d. trời.
Đáp án: a. da người
Bài 7: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
Gợi ý trả lời
Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho
Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho
Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ
- Từ láy toàn bộ là gì?
- Ví dụ từ láy bộ phận
- Ví dụ từ láy toàn bộ
- Bài tập về kĩ năng đặt câu hỏi
- Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ "kêu" trong câu: "Chúng kêu ríu rít đủ thứ giọng"
- Tìm 5 từ ghép chính phụ có 3 tiếng trở lên (tránh lập lại âm tiết nhiều lần giữa các từ)
- Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng "hữu" để tạo thành từ
- Tìm 9 từ có tiếng gian tiếng lừa trái nghĩa với trung thực
- Từ láy có tiếng hiền là?
Tìm từ láy chứa tiếng ngay được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này các em sẽ nắm được nội dung của bài, qua đó áp dụng tốt vào bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Tóm tắt truyện Những hạt thóc giống Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Kết bài mở rộng của bài Bàn chân kì diệu Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Từ là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với từ miêu tả tiếng cười Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Đề trắc nghiệm tiếng Việt 4 học kì 1 Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Măng mọc thẳng là thành ngữ hay tục ngữ? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Chơi với lửa là thành ngữ hay tục ngữ? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Lời dẫn trực tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Lời dẫn gián tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4