Biện pháp tu từ trong bài Cô giáo lớp em Biện pháp tu từ lớp 4

  • 2 Đánh giá

Biện pháp tu từ trong bài Cô giáo lớp em được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi biện pháp tu từ trong bài Cô giáo lớp em, ngoài ra các em tìm hiểu thêm về biện pháp nghệ thuật nhân hóa..từ đó các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chính của bài, các em tham khảo nhé.

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Cô giáo lớp em

Trả lời:

Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “Gió đưa”, “nắng ghé”, “xem chúng em học bài”

Tác dụng: diễn tả tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự chăm chỉ, miệt mài học tập của các bạn không những làm vui lòng ông bà, cha mẹ mà còn làm cho cảnh vật xung quanh (nắng) cũng muốn ngừng đùa nghịch để ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.

1. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá

“Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn”.

Trong đó, “sự vật” bao gồm con vật, cây cối, đồ vật hay các hiện tượng. Cô Kiều Anh cho biết thông thường sẽ có ba kiểu nhân hóa chính:

a. Dùng các từ ngữ thường gọi con người để gọi tên con vật:

Ví dụ: “Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần”

=> Dùng từ ngữ gọi con người “cô” để gọi tên con chim.

b. Dùng từ ngữ xưng hô với vật như với người.

Ví dụ: “Này chú chuột đồng, sao cậu lại lén lút vào nhà mình mà không xin phép?”

=> Gọi con chuột bằng “chú” như cách nói chuyện xưng hô với con người.

c. Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để tả hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: “Những tán cây trong vườn trêu đùa với gió.”

=> Dùng hoạt động “trêu đùa” của con người để miêu tả loài cây.

Ở kiểu nhân hóa “tả” sự vật bao gồm bốn hình thức chính: tả hành động, tả tâm trạng, tả ngoại hình và diễn tả tính cách. Học sinh có thể tham khảo một vài ví dụ sau để hiểu rõ hơn:

*) Tả hành động: “Gấu con thấy vậy òa khóc nức nở”

=> Hành động “òa khóc” của các em bé được dùng để miêu tả gấu con.

*) Tả tâm trạng: “Hoa buồn rầu ủ rũ chẳng còn thiết tỏa hương”

=> “buồn rầu ủ rũ” vốn được dùng tả người, được đem ra tả những bông hoa khiến chúng như có tình cảm tâm tư riêng biệt.

*) Tả ngoại hình: “Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai”

=> “uốn mình” được sử dụng để miêu vẻ vẻ đẹp mềm mại của con sông.

*) Tả tính cách: “Dòng sông mới điệu làm sao”

=> Ở ví dụ này, sự êm dịu của dòng sông được miêu tả cả từ “điệu” vốn thường dùng để nhắc về các cô gái thướt tha yểu điệu.

2. Bài thơ Cô giáo lớp em

Cô giáo lớp em

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho

3. Tả cô giáo của em

Hồi học lớp một và lớp hai, em đều học cô Lệ. Cô còn trẻ và rất xinh đẹp. Tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm là cô về dạy ở trường em. Năm nay, cô mới 26 tuổi. Cô đen giòn, mang vẻ đẹp của cô gái miền duyên hải, cô dạy giỏi: chữ viết rất đẹp, giọng ấm áp, đọc bài, giảng bài như rót vào tai chúng em. Cô dạy Toán, dạy Tiếng Việt rất dễ hiểu. Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, bạn nhỏ nào cũng thích nghe.

Cô ăn mặc giản dị: quần âu màu xanh, màu cỏ úa, áo sơ mi trắng. Về mùa đông, cô mặc áo len, đi xăng-đan hoặc đi giày vải. Mặt cô trái xoan, tóc đen, dài thướt tha. Cô mang vẻ đẹp bình dị, đáng yêu.

Cô cho biết năm học tới, cô quay lại dạy lớp một. Cô rất thương chúng em. Cô thường khuyên chúng em phải chăm ngoan, học giỏi. Em rất yêu cô Lệ.

Bài tiếp theo: Biện pháp tu từ trong bài Cổng làng

Biện pháp tu từ trong bài Cô giáo lớp em được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, nắm bài tốt hơn. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài Cô giáo lớp em trên các em có thể tham khảo thêm các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé

  • 381 lượt xem