Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, đối lập, tương phản nhau về màu sắc, hình dáng, kích thước,… Các từ trái nghĩa không chỉ được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày mà còn là chất liệu quan trọng của tác phẩm văn học và trong lĩnh vực khoa học. Để tìm hiểu thêm các em cùng tham khảo nội dung dưới đây nhé.

Câu hỏi: Trái nghĩa với bình tĩnh là gì?

Trả lời:

Bình tĩnh trái nghĩa với các từ sau: căng thẳng, kích động, hốt hoảng, vội vàng, cuống quýt, hoảng sợ, hung hăng.

1. Định nghĩa bình tĩnh

- Bình tĩnh là một trạng thái cảm xúc của con người, trạng thái này được biểu hiện ra bên ngoài hết sức nhẹ nhàng và bình thường, với thái độ được bộc lộ ra bên ngoài khi có bất kỳ sự việc gì xảy ra đều là rất bình thường, cách nói chuyện của họ cũng rất bình thường, hành động của của họ cũng rất bình thường. Khi có bất kể sự việc không may nào xảy ra đến với họ, họ đều suy nghĩ bản thân mình và người khác, suy nghĩ một cách lý trí để phân tích đúng sai cho sự việc vừa xảy ra với chính mình.

2. Biểu hiện của người bình tĩnh

- Khi có sự việc xấu xảy ra với chính mình họ không hề hoảng hốt, luống cuống, và không hề nóng vội với những sự việc xảy ra đó. Trong tình huống đó họ vẫn giữ được cho mình một trạng thái bình tĩnh, và làm chủ hành động của mình để không xảy ra các vấn đề không đáng mong muốn xảy ra nếu mất bình tĩnh có thể gây ra.

- Ví dụ cụ thể cho mọi người hiểu về bình tĩnh là gì trong một con người. Với việc phát hiện gia đình có trộm với những những không giữ được bình tĩnh thường sợ sệt, đối đầu với bọn trộm và xảy ra nhiều vấn đề không may gây thiệt hại đến sức khỏe và thân thể của chính mình. Nhưng nếu bạn là một người có trạng thái bình tĩnh thì trong hoàn cảnh này bạn sẽ phân tích thiệt hơn nếu như trực tiếp đối đầu với trộm. Bạn chọn cách nhẹ nhàng như không biết và báo cảnh sát, quay lại hành vi của chính để làm bằng chứng. Qua đó bạn thấy được người bình tình trong tình huống này có lợi hơn và sẽ được an toàn tốt hơn đúng không.

3. Từ trái nghĩa với bình tĩnh

- Hoảng hốt là chỉ trạng thái sợ sệt, bối rối trước một việc gì đó đột ngột xảy ra. Hoảng hốt thể hiện thông qua cử chỉ, nét mặt, hành động.

- Căng thẳng là trạng thái của con người, trong đó có nhiều điều cần suy nghĩ tính toán, thậm chí có sự mâu thuẫn cao trào. Căng thẳng, trong tiếng Anh là Stress, gốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là "kéo căng". Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó. Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép.

- Kích động là trạng thái tâm lý của con người, trong đó con người xúc động mạnh khó kiểm soát được lời nói, hành vi của bản thân. Kích động là cảm giác khó chịu hoặc bồn chồn do bị khiêu khích hoặc trong một số trường hợp, ít hoặc không có khiêu khích. Thỉnh thoảng bạn cảm thấy bị kích động là điều bình thường, chẳng hạn như khi đối mặt với căng thẳng đến từ công việc hoặc việc học tập.

- Vội vàng là từ ngữ chỉ trạng thái hấp tấp, mau lẹ hơn bình thường, không kịp có sự suy nghĩ, cân nhắc. Tỏ vẻ hấp tấp, mau lẹ hơn bình thường.

- Cuống quýt là từ được dùng để chỉ trạng thái vội vàng do sự tác động bởi các yếu tố bất ngờ.

- Hoảng sợ là trạng thái tâm lý, trong đó con người mất tự chủ đột ngột do sợ hãi trước sự đe dọa bất ngờ. Một cơn hoảng sợ là sự khởi phát đột ngột của một giai đoạn ngắn, rời rạc với các khó chịu căng thẳng, lo âu, hoặc sợ hãi kèm theo các triệu chứng cơ thể và / hoặc triệu chứng nhận thức.

- Hung hăng là dáng vẻ sẵn sàng có những hành động thô bạo chống lại người khác. Sự hung hăng được thể hiện thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài học hôm nay các em sẽ nắm được trái nghĩa với bình tĩnh là gì, qua đó nắm được khái niệm của bình tĩnh. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 63 lượt xem