Danh từ chung là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Danh từ chung là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải Danh từ là gì là bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được khái niệm cũng như các chức năng chính của danh từ, các em tìm hiểu thêm cụm danh từ là gì. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Danh từ chung là gì?

Trả lời:

Danh từ chung là tất cả những từ còn lại mà không được xếp loại vào danh từ riêng trong hệ thống tiếng Việt, danh từ chung cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ gồm những đặc điểm riêng biệt.

Ví dụ: Hổ, chó, mèo, lợn, gà, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, mưa, gió, nắng, sấm chớp…

1. Danh từ là gì?

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, với các từ này, ấy, đó,…ở phía sau và một số từ ngữ khác để thành cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

Ví dụ :

- Danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,…

- Danh từ chỉ hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, …

- Danh từ chỉ khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,…

* Phân loại danh từ

Trong tiếng Việt có 2 loại danh từ lớn là danh từ riêng và danh từ chung

2.1 Danh từ riêng

* Khái niệm

Danh từ riêng trong tiếng Việt là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, vùng đất, lãnh thổ, tôn giáo, phong trào, các tờ báo, các thời đại và tên gọi những ngày lễ, tết trong năm

Các danh từ riêng có thể là từ thuần Việt như Năm, Bông, Cám, Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa,…cũng có thể là từ Hán Việt như Hải, Đức, Dũng, Hùng, Hoàng, Nguyệt, Nga,… hoặc là tên phiên âm từ các thứ tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,…)

* Quy tắc viết danh từ riêng

Các danh từ riêng để chỉ tên người, địa danh, vùng đất, lãnh thổ,…nên chúng cần phải được viết hoa như một dấu hiệu để phân biệt nó với những từ ngữ khác có trong câu.

* Quy tắc viết danh từ riêng

Viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng dấu gạch nối với những từ danh từ riêng thuần Việt và Hán Việt.

Với những danh từ riêng là từ mượn của ngôn ngữ Ấn – Âu thường được phiên âm một cách trực tiếp (Jimmy, Heracles, Jonh, Kafka,…) hoặc phiên âm ra tiếng Việt và sử dụng dấu gạch nối giữa các tiếng (Dim-mi, Hê-ra-cu-lếch, Giôn, Káp-ka,…)

2.2 Danh từ chung

* Khái niệm: Danh từ chung là tất cả những danh từ còn lại trong hệ thống tiếng Việt sau khi đã trừ đi danh từ riêng.

* Phân loại:

Danh từ cụ thể: Là các loại danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan như mắt, tai… Ví dụ như gió, tuyết, điện thoại…

Danh từ trừu tượng: Những thứ ta không cảm nhận bằng 5 giác quan được xếp vào loại danh từ này. Ví dụ như tinh thần, ý nghĩa…

3. Các chức năng chính của danh từ

Tuy được phân chia thành nhiều loại nhưng về cơ bản danh từ được sử dụng với mục đích gồm:

- Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Ví dụ như 3 con gà trong số 3 bổ ngữ cho danh từ “con gà”.

- Danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.

- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được.

- Danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

4. Cụm danh từ là gì?

Là tổ hợp được tạo thành bởi danh từ + một số từ ngữ khác phụ thuộc nó. Cụm danh từ mang ý nghĩa trọn vẹn, đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn nhưng được dùng trong câu như một danh từ.

Mô hình của cụm danh từ gồm có: Phần trước – phần trung tâm – phần sau.

Trong đó: Những phụ ngữ ở phần trước có nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ (ở phần trung tâm) về mặt số lượng. Các phụ ngữ ở phần sau thể hiện đặc điểm cho sự vật mà danh từ đang mô tả hoặc biểu thị hoặc cũng có thể xác định vị trí của vật trong phạm vi thời gian, không gian xác định.

Ví dụ: Những bông hoa, con đường ấy, ngày hôm ấy,…

Danh từ chung là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời áp dụng tốt vào giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 61 lượt xem