Tác dụng của dấu ba chấm Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Tác dụng của dấu ba chấm được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Để tìm hiểu thêm các em cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé

Câu hỏi: Tác dụng của dấu ba chấm

Trả lời:

Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.

Ngữ pháp Tiếng Việt không chỉ có chủ ngữ, vị ngữ, các loại từ ghép, danh từ, động từ… Mà các bạn học sinh cần biết, nắm vững cách phân biệt và sử dụng các loại dấu câu sao cho chính xác nhất. Tùy từng trường hợp, ngữ cảnh, nghĩa của câu chuyện mà ta lựa chọn và sử dụng các loại dấu câu cho phù hợp. Hiện nay, tiếng Việt dùng 11 dấu câu là:

- dấu chấm (.)

- dấu hỏi (?)

- dấu cảm (!)

- dấu lửng (…)

- dấu phẩy (,)

- dấu chấm phẩy (;)

- dấu hai chấm (:)

- dấu ngang (–)

- dấu ngoặc đơn ()

- dấu ngoặc kép (“ ”)

- Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])

1. Dấu chấm

Dấu chấm được ký hiệu là một trong hai loại dấu câu phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất văn bản, dấu câu còn lại là dấu ,

- Vị trí: Dấu chấm nằm ở vị trí cuối câu kể, câu trần thuật, câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc 1 câu đặc biệt.

- Tác dụng dấu chấm: Để kết thúc nội dung 1 câu kể và chuyển tiếp sang câu mới trong 1 đoạn văn bản.

- Cách sử dụng dấu chấm:

+ Nếu bạn muốn kết thúc một câu hoặc xuống dòng 1 câu ta nên sử dụng dấu chấm để ngắt đoạn văn, câu văn.

+ Sau dấu chấm, từ đầu tiên phải viết hoa.

Ví dụ cách sử dụng dấu chấm

+ Hôm nay, con được điểm mười môn toán.

+ Tôi và Bảo chơi với thân với nhau từ nhỏ.

+ Cuốn sách này rất hay.

+ Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam.

2. Dấu chấm hỏi (?)

Tác dụng của dấu ba chấm

Trái ngược với nghĩa dấu chấm, dấu chấm hỏi các tác dụng để kết thúc một câu nghi vấn, câu hỏi nào đó. Vì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc 1 câu nên câu tiếp theo ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên.

- Ví dụ: Hôm nay là thứ mấy? Chắc chắn là thứ hai rồi.

3. Dấu chấm than (!)

Loại dấu chấm câu này có tác dụng là:

+ Để kết thúc một câu cầu khiến hay cảm thán.

+ Dùng để kết thúc câu hỏi hay câu đáp khi mình biết chính xác đáp án và khẳng định câu trả lời đó là chính xác.

+ Hay tỏ thái độ ngạc nhiên, mỉa mai, châm biếm về nội dung câu chuyện được nghe.

- Ví dụ: Ôi, mình cảm ơn các bạn rất nhiều!

4. Dấu chấm lửng (…)

Cũng là loại dấu câu được sử dụng nhiều trong văn viết, nó có tác dụng:

- Dùng để cho biết còn nhiều thông tin mà người viết không thể liệt kê hay mô tả hết vì nội dung quá dài.

- Để diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, bỡ ngỡ, đứt quãng.

- Tăng sự kịch tính, hài hước cho câu chuyện.

- Làm giảm nhịp điệu câu văn, lời nói nào đó.

- Biết được kết quả câu trả lời, nhưng vì nhiều lý do ta cũng dùng dấu chấm lửng để thay cho câu trả lời.

- Tùy thuộc vào bối cảnh, vị trí trong một câu, dấu chấm lửng có thể dùng để thể hiện suy nghĩ chưa hoàn thành, cảm xúc nào đó.

Ví dụ: Hôm nay Mẹ nấu cho Trâm Anh rất nhiều món ăn như thịt kho tàu, canh chua cá lóc, trứng chiên…. Vì Trâm Anh đạt kết quả tốt trong kỳ thi vừa qua.

5. Dấu phẩy

Là loại dấu câu trong Tiếng Việt được sử dụng nhiều nhất trong bất kỳ loại văn bản nào như văn miêu tả, văn nghị luận, văn bản hành chính, văn bản khoa học …

- Ký hiệu: ,

- Vị trí: nằm ở giữa câu, sau chủ ngữ và trước dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi….Trong 1 câu có thể có nhiều dấu phẩy.

- Tác dụng dấu phẩy:

+ Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động, trạng thái, sự vật, sự việc trong câu. Dấu phẩy giúp người đọc, người nghe điều chỉnh được giọng điệu, diễn biến nội dung trong câu.

+ Ngăn cách các thành phần phụ để trả lời cho câu hỏi vì sao? khi nào? ở đâu?

+ Ngăn cách thành phần trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

+ Ngăn cách các vế trong câu ghép.

- Cách sử dụng dấu phẩy

+ Nếu trong 1 câu có nhiều từ có nghĩa tương đồng nhau, hoặc có các bộ phận như trạng ngữ, các phép liên kết, nhiều danh từ, tính từ… thì ta nên sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các từ này.

Ví dụ cách sử dụng dấu phẩy

+ Nhà Phương Anh có rất nhiều truyện như truyện tranh, truyện tiểu thuyết, truyện lịch sử, truyện ngắn.

+ Trường em trồng nhiều loại hoa như hoa hồng, hoa phượng, hoa bằng lăng.

+ Gia đình em có bốn người gồm cha, mẹ, chị và em.

6. Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy là dấu dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.

- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép

- Đứng sau các bộ phận liệt kê

7. Dấu hai chấm (:)

Dấu hai chấm có các công dụng sau:

- Mô tả phần đứng sau có chức năng giải thích hoặc thuyết minh nội dung cho phần trước đó.

- Để nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp.

- Để báo hiệu sự liên kết hay liệt kê nội dung có liên quan đến câu nằm phía trước dấu 2 chấm.

- Đánh dấu lời hội thoại hoặc lời dẫn trực tiếp.

Ví dụ: Những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm: Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

8. Dấu gạch ngang (-)

- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê

- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại

- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu

- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau

- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm

Các bạn học sinh nên lưu ý và phân biệt giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối, 2 loại dấu này thường dễ nhầm và gây ra sự khó hiểu cho người đọc. Những tác dụng cụ thể hơn của dấu gạch ngang gồm:

Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ từ.

Ví dụ:

- Tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Trung được xây dựng và duy trì từ rất lâu.

- Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số, thường sử dụng cho ngày, tháng, năm, các năm với nhau. Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài từ 1945 – 1975.

- Để nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau. Ví dụ Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng cách đi thành phố Vũng Tàu.

- Dùng để liệt kê những nội dung, bộ phận liên quan.

- Để ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.

- Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, thường được đặt đầu dòng.

9. Dấu ngoặc đơn (())

Ví dụ :

- Các tài liệu và các công trình khoa học nghiên cứu về hệ Truyền động điện kinh điển (thế kỷ 20) mặc dù chất lượng chưa cao nhưng nó là nền tảng và là động lực lớn cho sự ra đời của các công trình khoa học, các tài liệu có chất lượng cao

- Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:

+ Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác

+ Dùng để giải thích ý nghĩa cho từ

+ Dùng để chú thích nguồn gốc của dẫn liệu

10. Dấu ngoặc kép ("")

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu

Ví dụ:

Hàng loạt sách và giáo trình như "Kỹ thuật biến đổi", "Truyền động điện", "Cảm biến", "Lý thuyết điều khiển tự động", "Đo lường và điều khiển", "Truyền động điện hiện đại", ... đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các hệ truyền động tự động với chất lượng cao.

Trong nhiều văn bản in hiện nay, thay vì đánh dấu tên tài liệu, sách, báo bằng ngoặc kép, người ta in nghiêng, gạch chân hoặc in đậm chúng.

Người viết còn sử dụng dấu ngoặc kép để:

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp

- Đóng khung tên riêng tác phẩm- Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý

- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm

11. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])

Dấu móc vuông [ ] được dùng nhiều trong văn bản khoa học với chức năng chú thích công trình khoa học của các tác giả được đánh theo số thứ tự A, B, C, ... ở mục lục trích dẫn nguồn tư liệu và sách có lời được trích dẫn.

Ví dụ:

- [5]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT

- Ngoài ra, dấu móc vuông còn dùng để chú thích thêm cho chú thích đã có.

Ngoài 11 dấu câu trên, còn có Dấu ngoặc nhọn ( {} )

Loại dấu câu này thường dùng trong các ngôn ngữ lập trình máy tính và khoa học. Không sử dụng trong văn bản viết bình thường. Nó có tác dụng mở đầu và kết thúc một hàm, chương trình trong tin học.

Ví dụ: Hàm tính tổng trong ngôn ngữ lập trình C

function tong (int a, int b)

{int tong = 0;

tong = a + b;}

Kết luận: Trên đây là tất cả các dấu câu thông dụng và phổ biến nhất trong tiếng Việt mà các bạn cần nắm vững và phân biệt chính xác.

Tác dụng của dấu ba chấm được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 1.642 lượt xem