Khi viết thư cần lưu ý điều gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Khi viết thư cần lưu ý điều gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay sẽ hướng dẫn các em khi viết thư thì cần lưu ý điều gì, qua bài các em sẽ nắm được khái niệm thư, các phân loại thư. Để tìm hiểu chi tiết, mời các em tham khảo nội dung dưới đây

Câu hỏi: Khi viết thư cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

- Cách trình bày bố cục, nội dung bức thư:

+ Ý chính, tin vui được trình bày đầu thư để tạo tâm lý tốt cho người đọc.

+ Trình bày ý cụ thể và ý phụ theo trình tự thống nhất.

- Văn phong:

+ Câu ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu, diễn đạt tự nhiên

+ Kết thúc nên quay lại ý trọng tâm hoặc nói về triển vọng trong tương lai.

1. Khái niệm thư

Thư, bức thư, lá thư hay thư từ, thơ... là một hình thức trao đổi thông tin gián tiếp bằng chữ viết (có thể có thêm hình ảnh, ký tự hoặc vật dụng đính kèm) giữa người viết thư và người nhận thư (đọc, xem thư) thông qua trung gian là người đưa thư (người đưa thư có thể là người làm dịch vụ vận chuyển, bưu điện, thông qua các hình thức như chim bồ câu, chim ưng... hoặc nhờ người khác). Hình thức trao đổi thông tin cổ điển là bằng văn bản giấy được bỏ trong bao thư (hay bì thư), có dán tem và được gửi qua bưu điện. Hiện tại còn có hình thức hiện đại là thư điện tử (email) hoặc tin nhắn điện thoại).

2. Phân loại thư

Tùy theo thông tin trong thư mà có thể phân nhiều loại như:

- Thư mật (mật thư) là những thông tin trao đổi không muốn cho người khác biết

- Thư tình là những bức thư bày tỏ tình cảm, thường là tình cảm nam nữ.

- Thư thăm hỏi hay còn gọi là thư từ là những bức thư với nội dung thông tin về tình hình cuộc sống, sức khỏe, công việc, tình cảm, ví dụ như thư của con cái đi làm, đi học hoặc ở phương xa gửi về cho bố mẹ,

- Chiến thư là những bức thư có nội dung về chiến tranh, khiêu chiến, tuyên chiến, đình chiến.... trong lịch sử thời Tam Quốc, Tào Tháo đã theo kế của Giả Hủ để xóa thư ly gián để đánh bại liên minh Mã Siêu-Hàn Toại

- Tối hậu thư là những bức thư ra lệnh, ra thời hạn cuối cùng trong một cuộc chiến... ví dụ như bức tối hậu thư mà quân Pháp gửi cho Tôn Thất Thuyết

- Thư tuyệt mệnh là những bức thư ghi lại tâm trạng, tâm sự, nguyện vọng của một người trước khi chết

- Thư giã biệt là thư gửi để từ giả từ, tạm biệt ai đó

- Thư mời là thư có nội dung mời ai để làm hoặc dự một sự kiện gì đó

- Thư tay là lá thư thường viết bằng tay (cũng có thể đánh máy chữ, máy tính rồi in, tuy nhiên kém phổ biến hơn việc viết tay), điều quyết định là thư này không được gửi qua đường bưu điện chính thức mà qua nhờ bạn bè người thân chuyển giúp và trao (tận tay) người nhận.

- Thư ngỏ là thư dùng để yêu cầu, đề đạt công khai một nội dung, vấn đến nào đó....

- Quốc thư là bức thư do nhà nước này gửi cho nhà nước khác để thông tin về vị đại sứ sẽ tới nhận nhiệm vụ (trình quốc thư)

- Thư cảm ơn hay thư cảm tạ là thư có nội dung ghi nhận, biểu hiện tình cảm trân trọng vì đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ

- Các loại thư từ khác.

3. Một số lưu ý khi viết thư

a. Viết thư báo tin không vui

* Một số thư báo tin không vui:

- Thư từ chối thư khiếu nại.

- Thư từ chối thư yêu cầu tín dụng.

- Thư từ chối thư đặt hàng.

- Thư từ chối thư yêu cầu thông thường.

* Cách trình bày:

Nên đặt ý trọng tâm ở gần cuối thư. Trình tự sắp xếp này có ưu điểm:

+ Giúp người đọc đủ nhận ra chủ đề của lá thư mà không gây cho họ cảm giác thất vọng ở ngay đầu lá thư.

+ các lý do giải thích trước khi đưa ra lời tuyên bố từ chối, hoặc tin không vui.

+ Tránh được các phản ứng tiêu cực. Người đọc không bị “sốc”.

+ Kết thúc thư một cách đầy thiện chí và khéo léo sẽ tránh cho người đọc cảm thấy căng thẳng bởi tin không vui hoặc kết thúc bằng các ý tích cực (đưa ra một giải pháp khác, một lời đề nghị khuyến mãi…).

* Văn phong:

+ Nên dùng từ ngữ dễ hiểu, câu ngắn gọn.

+ Ý chính của tin không vui, lời từ chối phải rõ ràng.

+ Diễn đạt hành văn một cách tự nhiên, không nên sao chép từ người khác hoặc sách vở.

b. Viết thư thuyết phục

- Một số loại thư thuyết phục như:

+ Thư bán hàng.

+ Thư nhờ giúp đỡ.

+ Thư đòi nợ.

- Dòng đầu tiên của thư nhấn mạnh rằng đây là thư đòi nợ.

- Nêu một vài câu hỏi đơn giản và yêu cầu giải thích tại sao không thanh toán đúng hạn.

- Yêu cầu thanh toán và nêu khoản tiền nợ.

- Mỗi thư gửi tiếp theo tạo áp lực mạnh hơn thư trước. Thư yêu cầu khẩn thiết nên do người có chức vụ cao hơn ký sẽ tạo hiệu quả hơn.

c. Thư mời

Thư mời và thư đáp lời mời thường ngắn gọn và trình bày theo lối triển khai (ý chính trước, ý phụ sau). Thường được diễn đạt bằng văn nói như thể người viết đang ngỏ lời bằng miệng. Do tính chất của loại thư này phần địa chỉ thường đặt cuối thư.

Ví dụ: mời dự tiệc, mời khánh thành, khai trương.

d. Thư chia buồn

- Loại thư chia buồn với gia đình của bạn hoặc đồng nghiệp có người thân mất, tai nạn hoặc rủi ro bất ngờ. Cần được soạn và gửi ngay.

- Có thể mua thiệp chia buồn và viết thêm “xin thành thật chia buồn”.

* Dàn ý đơn giản:

+ Bắt đầu bằng một lời chia sẻ nỗi buồn.

+ Tiếp theo là những vấn đề kỉ niệm làm việc chung với nhau hoặc các mối quan hệ.

+ Kết thúc bằng những từ ngữ an ủi và biểu lộ cảm xúc.

e. Thư cảm ơn

Khi nhận được một sự giúp đỡ, quà, lời mời hoặc sự nhiệt tình, ân cần… ta phải gửi thư cám ơn.

+ Giọng văn chân thành, ngắn gọn, súc tích.

+ Nêu cụ thể những gì người viết trân trọng.

g. Thư nhận xét

- Thư khen ngợi: khi con người làm việc tốt, có phẩm chất đáng khen.

+ Trình bày một cách chân thành (không quá hoa mỹ).

+ Viết với mục đích tốt.

+ Viết theo lối triển khai.

- Thư phê bình: tỏ thái độ bất bình, không hài lòng về một người nào đó.

Ví dụ: người diễn thuyết dài dòng hoặc lãng phí tiền, thời gian của mọi người.

+ Trình bày một cách chân thành (không gay gắt, tiêu cực).

+ Được viết với mục đích giúp đỡ.

+ Viết theo lối dẫn nhập.

Khi viết thư cần lưu ý điều gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng qua bài học này các em sẽ nắm chắc nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 169 lượt xem