Danh từ chỉ khái niệm là gì? Tiếng Việt lớp 4

  • 41 Đánh giá

Danh từ chỉ khái niệm là gì? KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi lời giải đáp chi tiết, chính xác được đăng tải trong bài viết dưới đây.

Danh từ là gì? Chương trình tiếng Việt lớp 4 đã định nghĩa như sau: Danh từ là những từ dùng để chỉ người, sự việc, sự vật, đơn vị, khái niệm, hiện tượng,… Thông thường trong câu, danh từ có thể giữ chức vụ làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần bổ ngữ trong câu. Trong bài viết này KhoaHoc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về danh từ chỉ khái niệm là gì, các loại danh từ cũng như bài tập vận dụng.

Danh từ chỉ khái niệm là gì?

Trả lời:

Chính là loại Danh từ có ý nghĩa trừu tượng. Đây là loại Danh từ không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…

Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

Danh từ và phân loại danh từ

Danh từ tiếng Việt khá đa dạng và được chia thành hai nhóm lớn là: danh từ riêng và danh từ chung.

Danh từ riêng là gì?

Đây là những danh từ chỉ tên riêng của người, tên của vùng đất, lãnh thổ, địa danh, tờ báo,… cụ thể nào đó.

Ví dụ: Hồng (Tên riêng của người), Phú Thọ (Tên vùng đất), Bãi biển Sầm Sơn (tên một địa danh du lịch), báo Thanh Niên (Tên tờ báo cụ thể), Việt Nam (tên lãnh thổ).

Trong câu, các danh từ riêng sẽ được viết hoa chữ cái đầu của âm tiết như một dấu hiệu dùng để phân biệt chúng với những từ ngữ khác.

Ví dụ: Tôi yêu Việt Nam.

Danh từ chung là gì?

Là những từ dùng để chỉ tên gọi chung cho một sự vật, hiện tượng,… nào đó. Danh từ chung được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, cụ thể như sau:

Phân loạiKhái niệmVí dụ
Danh từ cụ thểĐây là các danh từ chỉ sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan.Ví dụ: Bão, mưa, gió, hoa hồng, nụ cười, bàn, ghế,…
Danh từ trừu tượngĐây là những danh từ dùng để chỉ vật nhưng con người lại không thể cảm nhận được thông qua các giác quan.Ví dụ: tinh thần, nỗi đau, ý nghĩa, cách mạng, nhiệt huyết,.
Danh từ chỉ hiện tượngLà danh từ chỉ những sự việc xảy ra trong thời gian và không gian mà con người có thể nhận biết được.

Loại này được chia thành hai nhóm nhỏ:

– Chỉ hiện tượng xã hội: Là những hiện tượng được sinh ra do tự nhiên và không có tác động do ngoại lực hay con người.

– Chỉ hiện tượng xã hội: Là những sự việc hay hành động do con người tạo nên.

– Động đất, mưa, gió, chớp, bão, sấm, sét, ánh nắng,… (hiện tượng tự nhiên)

– Áp bức, nghèo đói, chiến tranh, gian khổ,… (hiện tượng xã hội)

Danh từ chỉ khái niệmLà danh từ dùng để mô tả các khái niệm trừu tượng. Những khái niệm này chỉ tồn tại trong ý thức và nhận thức của con người, không thể cụ thể hóa hay vật chất hoa được.

Hay nói cách khác, những khái niệm này không có hình thù xác định nên không thể cảm nhận bằng các giác quan như: thị giác, xúc giác, thính giác,…

Quan hệ, tinh thần, đạo đức, lối sống, phương châm, niềm vui, tình yêu, thái độ, khả năng, tính nết, ý thức, biện pháp, cảm tưởng, mục đích, cuộc sống, thói quen,…
Danh từ chỉ đơn vịLà những từ dùng để chỉ đơn vị của sự vật. Hay nói cách khác, chúng ta có thể ước lượng hoặc xác định được trọng lượng, khối lượng của sự vật.

Loại này khá đa dạng và được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau như:

– Chỉ đơn vị tự nhiên: Được dùng chủ yếu trong giao tiếp với mục đích chỉ số lượng của con vật, sự vật,…

– Chỉ đơn vị chính xác: Là những từ dùng để xác định kích thước, trọng lượng,… của sự vật và nó có thể đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.

– Chỉ thời gian: Đo lường các khái niệm về thời gian.

– Chỉ đơn vị ước lượng: Loại danh từ này không xác định số lượng cụ thể mà chỉ mang tính ước lượng, độ chính xác ở mức tương đối.

– Chỉ tổ chức: Chỉ tên của các đơn vị hành chính hoặc các tổ chức.

– Cục, con, cái, sợi, cây,…

– Kilogam, gram, yến, tấn, lít, héc – ta,…

– Thập kỷ, thế kỷ, ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, tích tắc, quý,…

– Đàn, bầy, nhóm, tổ,…

– Tỉnh, thành phố, khu phố, đường, huyện/ quận, xã,…

Luyện tập

Câu 1. Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây.
Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người… Chính vì thấy nước mất, nhà tan… mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.

Theo TRƯỜNG CHINH

Lời giải:

Câu 1. Danh từ chỉ khái niệm trong đoạn văn đã cho là: điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng.

Câu 2. Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được.

Lời giải:

Đặt câu với mỗi danh từ trên:

– Điểm nổi bật nhất của bạn Định là ngay thẳng, thật thà.

– Mỗi học sinh cần phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức.

– Thầy giáo chủ nhiệm lớp em có rất nhiều kinh nghiệm giáo dục thế hệ trẻ.

– Bác Hồ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng – sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Danh từ chỉ khái niệm là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 16.431 lượt xem