Từ láy có tiếng hiền Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Từ láy có tiếng hiền được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài này giúp các em trả lời câu hỏi từ lấy trong tiếng hiền, ngoài ra giúp các em biết cách phân biệt từ láy và từ ghép và bài tập về từ láy để các em nắm chắc nội dung của bài. Để tìm hiểu chi tiết các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Từ láy có tiếng hiền là?

Lời giải:

- Từ láy có tiếng hiền là Hiền hậu, hiền hòa

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cách 1: Tách từng từ đơn và đặt câu để kiểm tra đó là từ ghép hay từ láy

- Các em cần hiểu rõ khái niệm quan trọng nhất là 2 từ đơn trong 1 từ ghép nếu tách riêng ra đều có nghĩa. Ngược lại 2 từ đơn của từ láy nếu tạc riêng ra thì có thể 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa.

- Vì vậy, để phân biệt từ nào là từ láy, từ ghép các bạn nên tách riêng từng từ ra và đặt câu cho từng từ, nếu cả 2 từ đó đều có nghĩa thì đó là từ ghép, ngược lại là từ láy.

Ví dụ 1: Từ “ bóng bay” là từ ghép vì khi ta tách 2 từ “ bóng” và “ bay” thì cả 2 từ trên đều có nghĩa. Bóng là chỉ một loại bóng trong thể thao hay bóng của con người, loài vật, từ bay có nghĩa là con chim đang bay, chiếc máy bay…

Ví dụ 2: Từ “ thơm tho “ là từ láy vì khi ta tách thành 2 từ đơn là từ “ thơm “ thì có nghĩa nhưng từ “ tho “ khi đứng 1 mình thì là 1 từ vô nghĩa.

Cách 2: Thay đổi vị trí các từ đơn với nhau

- Khi ta thay đổi vị trí của các từ đơn thì từ láy thường không đảo được trật tự ( trừ trường hợp đó là từ láy toàn bộ) còn từ ghép thì đảo vị trí các từ nghĩa không thay đổi.

Ví dụ: Từ “ xinh xắn “ là từ láy nhưng khi ta đảo trật tự 2 từ thành xắn xinh thì là một từ không có nghĩa.

Cách 3: Từ Hán – Việt không thể là từ láy

- Từ láy là một từ thuần Việt, nên những từ Hán – Việt đều là từ ghép.

Ví dụ: Từ “ hoan hô” là một từ Hán – Việt nên nó là từ ghép.

Cách 4: Từ láy giả định là từ ghép

- Một số từ láy giả định tuy có những đặc điểm giống từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa nên ta quy nó thành dạng từ ghép.

Ví dụ: Các từ chùa chiền, gậy gộc… là từ ghép chứ không phải là từ láy.

Bài tập về từ láy

Câu 1. Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau?

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

(LÂM THỊ MỸ DẠ)

Thuyền ta chầm chậm vào

Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngân se sẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

(HOÀNG TRUNG THÔNG)

Trả lời:

- Các từ phức truyện cổ, ông cha, đời sau do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ; ông + cha).

- Từ phức thầm thì do các tiếng lặp lại âm đầu (th) tạo thành.

- Từ phức lặng im do hai tiếng có nghìn lặng + im) tạo thành.

- Ba từ phức (chầm chậm, cheo leo, se sẽ (do những tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành: Từ cheo leo, hai tiếng cheo và leo có vần eo lặp lại. Các từ chim chậm, se sẽ lặp lại cả âm đầu và vần.

Câu 2. Có mấy cách để tạo ra từ phức

Có 2 cách để tạo từ phức là:

1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau: Đó là các từ ghép. M: Tình thương, thương mến,...

2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy. M: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,....

Câu 3. Hãy sắp xếp các từ phức được gạch dưới trong những câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy.

a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đổng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. (Theo HOÀNG LÊ)

b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre thông thanh cao giản di, chí khí như người. (THÉP MỚI)

Gợi ý:

- Từ ghép: là các tiếng có nghĩa được ghép lại với nhau.

- Từ phức: được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.

Trả lời:

- Từ ghép là từ cả hai tiếng đều có nghĩa kết hợp lại tạo nên một nghĩa mới

- Từ láy là từ có thể cả hai thành tố đều không có nghĩa hoặc một trong hai thành tố không có nghĩa, chúng lặp lại âm đầu hay phần vần hoặc cả tiếng. Nắm được những đặc điểm cơ bản đó, em sẽ có cơ sở để phân loại.

Từ ghép

Từ láy

Câu a

nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, tưởng nhớ, bờ bãi

nô nức

Câu b

dẻo dai, vững chắc, thanh ao, giản dị, chí khí

mộc mạc, cứng cáp, nhũn nhặn

Câu 4. Tìm từ ghép từ láy chứa những tiếng sau

a) Ngay

b) Thẳng

c) Thật

Trả lời:

Từ ghép

Từ láy

a) Ngay

ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay lập tức

ngay ngắn, ngay ngáy

b) Thẳng

Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tính

thẳng thắn

c) Thật

ngay thật, chân thật, thật lòng, thành thật

thật thà

Đặt câu với các từ trên:

* Từ ghép:

- Ngay thẳng là một đức tính quý.

- Học sinh xếp hàng thẳng tắp.

- Hãy đối xử thật lòng với nhau.

* Từ láy:

- Tính hắn thật thà như đếm.

- Bạn hãy thẳng thắn góp ý cho tôi.

- Tôi đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến của hắn.

Câu 5. Xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:

a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chú Đồng Tử, lập đền thờ nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

Từ ghép

Từ láy

Đoạn a

ghi nhớ, đền thờ, tưởng nhớ

nô nức, bờ bãi

Đoạn b

vững chắc, thanh cao

mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Câu 6. Tìm và viết các từ ghép, từ láy chứa những tiếng sau vào ô thích hợp:

Từ ghép

Từ láy

Ngay

ngay thẳng, ngay thật

ngay ngắn

Thẳng

thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng tắp

thẳng thắn, thẳng thắn

Thật

chân thật, thành thật, thật lòng, thật tâm, thật tình

thật thà

Câu 7: Tìm các từ láy trong các nhóm từ sau: bóng bay, thơm tho, nhân dân, rì rào, chim chích, học hành, đất nước, mặt mũi, trường lớp, chuồn chuồn, phố phường.

Đáp án:

- Các từ láy gồm: thơm tho, rì rào, chuồn chuồn.

Trong đoạn văn có bao nhiêu từ láy: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

Đáp án

- Các từ láy gồm: chuồn chuồn, lấp lánh, long lanh.

Từ láy có tiếng hiền được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng qua bài học này các em sẽ nắm chắc nội dung của bài cũng như từ đó áp dụng trả lời tốt bài tập cuối trang. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài Từ láy có tiếng hiền trên các em có thể tham khảo thêm các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé

  • 238 lượt xem