Đề trắc nghiệm tiếng Việt 4 học kì 1 Ôn tập tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Đề trắc nghiệm tiếng Việt 4 học kì 1 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Nội dung gồm 3 đề thi trắc nghiệm môn tiếng Việt lớp 4 kèm theo đáp án để các em so sánh đánh giá. Dưới đây là nội dung chi tiết đề thi trắc nghiệm, các em tham khảo nhé

Đề trắc nghiệm tiếng việt 4 học kì 1 - Đề 1:

Dựa vào nội dung bài đọc "DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU" chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai?

a. Tô Hoài.

b. Trần Đăng Khoa.

c. Dương Thuấn.

Câu 2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

a. Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.

b. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?

a. Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò.

b. Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

a. Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu.

b. Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5. Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào?

a. Thương người như thể thương thân.

b. Măng mọc thẳng.

c. Trên đôi cánh ước mơ.

Câu 6. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

"Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"

a. 12 tiếng

b. 14 tiếng

c. 16 tiếng.

Câu 7. Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng "nói"?

a. Lòng.

b. Như.

c. Vững.

Đề trắc nghiệm tiếng việt 4 học kì 1 - Đề 2:

Câu 1: Bài nào sau đây không thuộc chủ điểm Có chí thì nên?

A. Ông Trạng thả diều

B. Văn hay chữ tốt

C. Chú Đất Nung

D. Người tìm đường lên các vì sao

Câu 2: Giải câu đố dưới đây rồi xem câu đố nói về trò chơi nào và đồ chơi gì?

Quả gì không ở trên cây

Không chân không cánh bay cao, chạy dài?

A. Trò chơi: chơi bi, đồ chơi: viên bi

B. Trò chơi: đá cầu, đồ chơi: quả cầu

C. Trò chơi: ô ăn quan, đồ chơi: viên sỏi

D. Trò chơi: kéo co, đồ chơi: dây thừng

Câu 3: Đặt câu hỏi cho câu văn được in đậm:

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.

A. Những em bé Hmông làm gì?

B. Những em bé Hmông hình dáng như thế nào?

C. Những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá khác nhau như thế nào?

D. Ai đang chơi đùa trước sân?

Câu 4: Đây là lời nhận xét về nhân vật nào? Điền vào chỗ trống

"Kiên trì luyện viết chữ, ......đã nổi danh là người văn hay chữ tốt."

A. Nguyễn Hiền

B. Bạch Thái Bưởi

C. Cao Bá Quát

D. Chú Đất Nung

Câu 5: Tìm tính từ trong câu văn sau:

Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.

A. chơi đùa

B. một mí

C. sặc sỡ

D. em bé

Câu 6: Điểm chung giữa bài Kéo co và bài Cánh diều tuổi thơ là gì?

A. Đều nhắc tới trẻ nhỏ

B. Đều nhắc tới chăn trâu thả diều

C. Đều nhắc tới những trò chơi dân gian

D. Đều nhắc tới các lễ hội

Câu 7: Tìm động từ trong câu văn sau?

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ

A. Buổi chiều

B. dừng lại

C. thị trấn nhỏ

D. xe

Câu 8: Bài thơ Tre Việt Nam được viết theo thể thơ gì?

A. Thể thơ 6 chữ

B. Thể thơ 8 chữ

C. Thể thơ tự do

D. Thể thơ lục bát

Câu 9: Ý nghĩa của truyện Người ăn xin?

A. Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

B. Phê phán những kẻ dửng dưng, vô cảm, máu lạnh trong xã hội.

C. Cho thấy xã hội còn rất nhiều người nghèo đói, khốn khổ

D. Ca ngợi những nhà hảo tâm làm từ thiện.

Câu 10: Điền tên nhân vật vào chỗ trống?

"Từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn,..... trở thành một bậc "anh hùng kinh tế"".

A. Nguyễn Hiền

B. Bạch Thái Bưởi

C. Xi-ôn-cốp-xki

D. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi

Câu 11: Đọc bài Về thăm bà (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 176) và cho biết những chi tiết nào cho thấy bà của Thanh đã già?

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng

D. Tóc bạc phơ, lưng đã còng, mắt đã mờ đi

Câu 12: Đâu không phải nội dung bài học mà bài học Có chí thì nên?

A. Khẳng định có ý chí thì nhất định thành công

B. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn

C. Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn

D. Khuyên người ta nên biết sống đùm bọc yêu thương lẫn nhau

Câu 13: Bài tập đọc nào sau đây không thuộc chủ điểm Tiếng sáo diều?

A. Rất nhiều mặt trăng

B. Kéo co

C. Cánh diều tuổi thơ

D. Ông Trạng thả diều

Đề trắc nghiệm tiếng Việt 4 học kì 1 - Đề 3:

Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI ĂN XIN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Hình ảnh ông ăn xin đáng thương như thế nào?

a. Một người ăn xin già lọm khọm đứng trước mắt tôi.

b. Đôi mắt đỏ sọc, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi.

c. Cảnh đói nghèo đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.

Câu 2. Những chi tiết nào trong bài chứng tỏ tình cảm của cậu bé với ông ăn xin?

a. Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

b. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3. Ông lão đã nhận được gì từ cậu bé?

a. Tình thương, sự tôn trọng, sự cảm thông.

b. Lòng biết ơn, cái siết chặt tay.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Chi tiết nào trong bài thể hiện sự đồng cảm của câu bé với ông lão?

a. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

b. Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

c. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm.

Câu 5. Bài văn trên thuộc chủ đề nào?

a. Thương người như thể thương thân.

b. Măng mọc thẳng.

c. Trên đôi cánh ước mơ.

Câu 6. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ nhân hậu?

a. Hiền hậu.

b. Nhân từ.

c. Tàn bạo.

Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu dúng nghĩa của tiếng “hiền” trong các từ: hiền tài, hiền triết, hiền hoà.

a. Người hiền lành và tốt tính.

b. Người có đức hạnh và tài năng.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 8. Em hiểu nghĩa của câu “lá lành đùm lá rách” là như thế nào?

a. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn.

b. Giúp đỡ san xẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

c. Người may mắn giúp đỡ người gặp bất hạnh.

Đề trắc nghiệm tiếng Việt 4 học kì 1 được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với đề thi trắc nghiệm này các em sẽ có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện thêm tại nhà, qua đó củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tiếng Việt lớp 4 sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

  • 166 lượt xem