Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào? Ôn tập Khoa học 4
Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài, hy vọng các em sẽ nắm được bài tốt hơn qua đó tìm hiểu thêm về quy trình trồng lúa từ các bước chọn giống cho đến phòng trừ, sâu bệnh. Dưới đây là nội dung của bài, các em cùng tham khảo nhé
Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào? lớp 4
Câu hỏi: Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?
A. Mới cấy
B. Đẻ nhánh
C. Làm đòng
D. Chín
Trả lời:
Đáp án đúng: đáp án D. Chín
I. Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước.
Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cây sống ở nơi ưa ẩm hay khô hạn cũng đều phải hút nước có trong đất để nuôi cây, dù rằng lượng nước này rất ít ỏi, nhưng phù hợp với nhu cầu của nó. Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn. Biết được những nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới nước hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của cây mới có thể đạt năng suất cao.
II. Tìm hiểu về quy trình trồng lúa
1. Chọn giống lúa
Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa. Vì vậy bạn cần chọn các loại giống lúa tốt, sạch bệnh, bông to, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cũng như thích hợp với mùa vụ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Ngoài ra còn cần phải có sức đề kháng với sâu bệnh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh được sự gây hại một số loại sâu bệnh hại.
2. Làm đất
Đất lúa cần phải được cày bừa kỹ và tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu làm dầm hay làm ải. Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất. Đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất.
Đất lúa phải được cày sâu và bừa kỹ cho thật nhuyễn. Mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại để giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.
3. Gieo mạ:
1. Lọc hạt mẩy chắc: Dùng nước bùn loãng hay nước muối (2,2-2,3kg muối/10 lít nước), phao thử là quả trứng gà tươi để lọc lấy hạt mẩy chắc loại bỏ hạt lửng, hạt lép.
2. Khử trùng hạt thóc giống: Chống lây lan Bệnh từ hạt giống sang cây mạ. Có thể dùng thuốc hoá học, nước vôi trong 2-3% ngâm trong 10-12 Giờ hoặc nước nóng 3 sôi/2 lạnh (540C) ngâm trong 15 phút.
3. Ngâm ủ: Thời gian ngâm 48-72 giờ, ngày thay nước 2 lần, sau ủ ấm để bảo nhiệt độ; có thể ủ trong: Đống rơm, cỏ, thân cây ngô, lạc, ….
4. Phương pháp gieo mạ: Mạ xuân chính vụ thường gieo mạ dược, có bón phân lót cân đối. 2-3 tạ phân chuồng Hoai mục + 10-15kg supe lân + 1-2kg đạm ure + 1-2 kg Kali clorua. Mạ xuân chính vụ cần che phủ nilon trắng trên khung hình vòm cống, nhằm đảm bảo nhiệt độ cho mạ.
Mạ xuân muộn có thể gieo mạ dược hay trên nền đất cứng, trên khay nhựa tuỳ tập quán từng địa phương. Mạ xuân muộn có thể không cần phân bón lót, hoặc chủ yếu lót supe lân lâm thao từ 8-10kg/sào mạ. Mạ xuân muộn bắt buộc che phủ nilon trắng trên khung hình vòm cống ngay sau khi gieo mạ.
4. Bón phân
Độ chua và hàm lượng mùn của đất có tác động nhiều đến các đặc tính lý, hóa và sinh học đất. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dinh dưỡng khoáng của cây lúa.
Cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng và mẫn cảm với phân bón. Nếu thiếu hụt sẽ khó có thể được bù đắp (thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng). Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể cho năng suất tối ưu.
5. Chế độ nước
Giai đoạn đẻ nhánh nên duy trì mức nước 2-3 cm. Khi cây lúa đẻ gần đủ số nhánh hữu hiệu tiến hành hãm đẻ nhánh bằng cách tháo cạn nước (đối với ruộng có thể tháo nước được), phơi ruộng rạn chân Chim khoảng 7 – 10 ngày, hoặc cho nước vào ruộng ngập 10-12cm (đối với ruộng không tháo được nước), ngâm trong khoảng 7-10 ngày. Sau đó duy trì mức nước ở ruộng từ 3-5 cm khi lúa đỏ đuôi tháo cạn nước để tiện thu hoạch.
6. Phòng trừ sâu, bệnh
Đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách). Dùng bình bơm vòi có Bec (mắt mèo) tia nhỏ để phun thuốc trừ sâu. Tuyệt đối không sử dụng ống phụt!
Sâu hại:
Sâu cuốn lá, bọ trĩ, ruồi đục lá: Dylan 10WG, Lion King 5WG, Angun 5WG…
Sâu đục thân: Dùng thuốc Tasodant, Virtako, Apphe, Dragont, …
Rầy nâu: Dùng thuốc Oshin 20WP; Elsin 20L; Penalty gold 40EC,…
Bệnh hại:
Khô vằn: Dùng thuốc Cacbenzim 50WP; Valiacin 5SL, Anvil 5SC;
Bạc lá lúa, đốm sọc vi khuẩn: Dùng thuốc: Staner 200WP, Xanthomic 20WP,…
Đen lép hạt: Tilt Super 300EC; Đạo ôn: Filia, Fuji-one 40WP…
Ngoài ra cần quan tâm tới các đối tượng dịch hại khác như: ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ, vàng lá, Chuột hại, …
- Sơ đồ mối liên hệ giữa một số cơ quan trong quá trình trao đổi chất
- Quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào?
- Vai trò của âm thanh trong cuộc sống?
- Sơ đồ vòng tuần hoàn nước
- Câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học lớp 4 học kì 1
- Vì sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, vào ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trả lời chi tiết này sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn, từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 4
Xem thêm bài viết khác
- Tóm tắt truyện Những hạt thóc giống Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Kết bài mở rộng của bài Bàn chân kì diệu Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Từ là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Đặt câu với từ miêu tả tiếng cười Ôn tập tiếng Việt lớp 4
- Đề trắc nghiệm tiếng Việt 4 học kì 1 Ôn tập tiếng Việt lớp 4