Từ láy có vần eng Tiếng Việt lớp 4

  • 1 Đánh giá

Từ láy có vần eng được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Ngoài việc giúp các em trả lời câu hỏi từ láy trong vần eng các em còn tìm hiểu thêm khái niệm từ láy, từ láy có tác dụng gì, các phân loại từ láy và bài tập để các em nắm chắc kiến thức. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Từ láy có vần eng là?

Lời giải:

- Từ láy có vần eng là Leng keng, léng phéng, lẻng kẻng, cheng cheng

Từ láy là gì?

- Từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo từ hai tiếng. Các tiếng cấu tạo nên từ láy thường có phần nguyên âm hoặc phụ âm hoặc cả nguyên âm và phụ âm được láy tương tự nhau. Trong từ láy, có thể chỉ có một từ có nghĩa, từ còn lại không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa khi tách ra đứng riêng một mình.

Ví dụ: Ngoan ngoãn, hâm hấp, hầm hập, xinh xắn,…

- Trong tiếng Anh, nếu hiểu sâu về mặt ngôn ngữ thì từ láy không tồn tại bởi nó không có các từ có chức năng như từ láy trong Tiếng Việt. Nhưng với những từ có cấu trúc lặp lại nguyên âm, phụ âm hoặc lặp lại cả từ cũng có thể được coi là một dạng của từ láy. Cách lặp âm lại như vậy thường khiến cho người học khó phát âm.

Từ láy có tác dụng gì?

- Mặc dù được cấu tạo từ các tiếng không có nghĩa nhưng khi được ghép lại với nhau lại tạo thành một từ có nghĩa. Hiện nay, từ láy được sử dụng phổ biến trong văn nói và các tác phẩm văn học, thơ ca để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp của sự vật, con người. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc,… của con người, hiện tượng hay sự vật.

Ví dụ: “Trông con bé xinh xắn chưa kìa!” thì từ láy “xinh xắn” được dùng để mô tả và nhấn mạnh vẻ đẹp của cô gái.

Phân loại từ láy

- Dựa vào cấu trúc và cấu tạo giống nhau của các bộ phận, từ láy được chia thành hai loại là: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy bộ phận

- Khi tìm hiểu về loại từ láy này, các bạn học sinh thương thắc mắc “từ láy có âm đầu là gì?” hay “nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì?”. Câu trả lời đó chính là từ láy bộ phận.

- Như vậy, từ láy bộ phận là từ có phần vần hoặc phần âm được láy giống nhau. Ví dụ như sau:

+ Láy âm đầu: mếu máo, xinh xắn, mênh mông, mênh mang, ngơ ngác, ngáo ngơ,…

+ Láy vần: Liêu xiêu, tẻo teo, liu diu, lim dim, lồng lộn, lao xao, lông ngông,…

Từ láy toàn bộ

- Còn được gọi là láy hoàn toàn. Vậy từ láy hoàn toàn là gì? Là những từ có cả phần âm, phần vần, thậm chí là thanh điệu cũng được lặp lại giống nhau.

Ví dụ như: Xanh xanh, ào ào, hồng hồng, tím tím, luôn luôn,…

- Đôi khi để tạo sự hài hòa về âm thanh và dùng để nhấn mạnh, một số từ có thể được thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Ví dụ như: Ngoan ngoãn, lồng lộng, thoang thoảng, tim tím,….

Từ ghép

- Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

Phân loại từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.

  • Từ ghép tổng hợp: Là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào.

Ví dụ: Bánh trái là từ ghép tổng hợp nói chung cho nhiều loại bánh hoặc trái.

  • Từ ghép phân loại: Là từ mang một nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa danh, hành động hay tên gọi nào đó.

Ví dụ: Bánh pizza chỉ tên một loại bánh được làm từ bột mỳ và nhiều thành phần khác.

Bài tập - Từ ghép và từ láy

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Gợi ý đáp án

- Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

- Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Bài 2:

a. Những từ nào là từ láy

Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành, Chân thật, Chân tình

Thật thà, Thật sự, Thật tình

Gợi ý đáp án

a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,

b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,

Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

a. da người

b. lá cây còn non

c. lá cây đã già

d. trời.

Đáp án a

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Gợi ý trả lời

Từ láy

Từ ghép

chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn

châm chọc, mong ngóng, phương hướng

Bài 5:

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Gợi ý trả lời

a)

Từ láy

Từ ghép

mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.

xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

b)

Từ láy

Từ ghép

Từ láy bộ phận

Từ láy toàn bộ

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.

xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Gợi ý trả lời

a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần

b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao, loáng thoáng

Từ láy toàn bộ: dần dần

Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh giá.

Gợi ý trả lời

Từ ghép phân loại

Từ ghép tổng hợp

nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh ngắt

nóng bỏng, lạnh buốt, lạnh giá

Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng

Gợi ý trả lời

Từ láy có 2 tiếng: long lanh, lung linh, lả lướt, xinh xẻo

Từ láy có 3 tiếng: sạch sành sanh, tất tần tật

Từ láy có 4 tiếng: kẽo kà kẽo kẹt, đỏng đà đỏng đảnh

Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Gợi ý trả lời

Ghép 5 tiếng thành 9 từ ghép:

yêu thương, mến yêu, thương mến, quý mến, yêu quý, yêu thích, thương yêu, quý thương, mến thích

Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Gợi ý trả lời

Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho

Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ,

Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Gợi ý trả lời

Câu

Từ đơn

Từ ghép

Từ láy

a

Mưa, những, rơi, mà, như

mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ

xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót

b

Chú, lên, bay, trên, và

tung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng, lặng sóng

chuồn chuồn, mênh mông

c

tiếng, chạy

Ngoài đường, mưa rơi, chân người

lộp độp, lép nhép

d

vào, lại

mùa xuân, tiết trời, đồng bào, Ê đê, Mơ-nông, mở hội, đua voi

ấm áp, tưng bừng

e

Suối, chảy

róc rách

Từ láy có vần eng được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài Từ láy có vần eng trên các em có thể tham khảo thêm các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé

  • 221 lượt xem